Thông tin cần biết về bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một căn bệnh xã hội phổ biến được lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục. Bệnh giang mai là gì? Đây là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 sau HIV/AIDS, bệnh giang mai thường có các biểu hiện thường rất dễ nhầm với các bệnh khác khiến cho người chẩn đoán bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông cụ thể và đầy đủ nhất về bệnh giang mai để mọi người có cái nhìn chính xác về căn bệnh này.

Bệnh giang mai là gì

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên và chủ yếu lây truyền qua con đường tình dục không an toàn. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời như: Ảnh hưởng đến thần kinh, phá hoại hệ xương khớp, ảnh hưởng đến nội tạng, hệ thống mạch của cơ thể, người mẹ có thể gặp những biến chứng liên quan đến thai nhi,…

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Bệnh giang mai thường có 4 nguyên nhân chính gây nên như sau:

Do quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường lây nhiễm bệnh giang mai phổ biến nhất hiện nay. Lý do là bởi lớp da niêm mạc ở vùng sinh dục rất mỏng, các mạch máu nhiều, khi giao hợp hay cọ sát sẽ gây nên những tổn thương nhẹ, đây là điều kiện thuận lợi cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Lây truyền qua đường máu, tiếp xúc vết thương hở: Bệnh giang mai có thể lây trực tiếp qua đường máu khi dùng chung bơm kim tiêm hoặc là tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh.

Lây truyền từ mẹ sang con: Khi người mẹ mang thai sẽ có thể lây sang con qua nhau thai và dây rốn, khi sinh em bé theo phương thức tự nhiên thì em bé cũng sẽ rất dễ lây bệnh giang mai từ mẹ khiến trẻ bị giang mai bẩm sinh.

Lây truyền qua vật trung gian: Nếu như bạn dùng chung các đồ cá nhân với người bị giang mai như: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…thì nguy cơ mắc bệnh giang mai từ người bệnh sẽ rất cao.

Triệu chứng của bệnh giang mai

Sau khi nhiễm bệnh thì bệnh giang mai thường có thời gian ủ bệnh khoảng từ 9 đến 90 ngày, trung bình khoảng 3 tuần trước khi những dấu hiệu đầu tiên và triệu chứng của bệnh xuất hiện. Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng riêng khác nhau. Hầu như các bệnh nhân thường không xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng nào sau khi mắc bệnh hoặc có xuất hiện nhưng rất nhẹ. Các giai đoạn của bệnh giang mai như sau:

Giai đoạn 1: Sau khi mắc bệnh từ 3 – 90 ngày thì bệnh mới bắt đầu biểu hiện ra bên ngoài bằng các vết loét ở trên da, thường là ở bộ phận sinh dục. Các vết loét thường có đặc điểm là nông, hình tròn hoặc bầu dục, bờ nhẵn có màu đỏ, không ngứa không đau, ở vùng bẹn bị nổi hạch 2 bên.

Sau từ 6 – 8 tuần thì các vết loét sẽ biến mất và không cần điều trị, ở lúc này thì các vi khuẩn giang mai sẽ đi vào máu và tiếp tục phát triển thành giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Sau khoảng thời gian từ 1 - 10 tuần thì bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không gây cảm giác ngứa, không nổi cao ở trên mặt da, khi ấn vào thì biến mất, không bị bong vảy. Sau từ 1 đến 3 tuần thì sẽ nhạt dần và biến mất. Vị trí ban đầu mọc thường là ở 2 bên của mạng sườn, bụng, ngực, chi trên.

Các triệu chứng bệnh giang mai khác đi kèm là: Sốt, mệt mỏi, đau họng, sút cân, đau đầu, nổi hạch. Sau từ 3 đến 6 tuần thì những triệu chứng này sẽ dần biến mất.

Giai đoạn tiềm ẩn: Giai đoạn này không xuất hiện nhiều các triệu chứng của bệnh, nếu muốn xác định được bệnh thì cần phải làm xét nghiệm huyết thanh đặc biệt. Dưới 1 năm sau giai đoạn 2 thì khoảng 25% số bệnh nhân sẽ bị tái phát các triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn 2, còn lại là không có triệu chứng gì.

Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này bệnh đã ăn sâu vào các tổ chức da thịt và các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch,…và gây nên các cảnh bệnh khác nhau tùy thuộc vào bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai như là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch.

Mối nguy hại khi phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai

Phụ nữ bị mang thai nguy hiểm ra sao

Khi người phụ nữ mang thai mà mắc bệnh giang mai thì sẽ là một mối nguy hiểm rất lớn tới thai nhi và cả người mẹ. Mắc bệnh giang mai khi mang thai sẽ có thể gây nên một số tình trạng như có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu trong bụng mẹ.

Nếu như người mẹ vẫn sinh con thì có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ, gây dị tật cho thai nhi, ảnh hưởng tới tâm sinh lý và các vấn đề khác. Vì vậy các bà mẹ mang thai cần hết sức chú ý và phòng tránh các căn bệnh xã hội, đặc biệt là bệnh giang mai để đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi.

Chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai

Chẩn đoán bệnh giang mai

Bệnh giang mai nếu như được chẩn đoán càng sớm thì khả năng điều trị khỏi càng cao. Vì vậy nếu mọi người gặp những triệu chứng của bệnh giang mai thì có thể đến trung tâm y tế để được chẩn đoán bằng cách kiểm tra mẫu:

Máu: Xét nghiệm máu sẽ có thể phát hiện được sự có mặt của các kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại sự nhiễm trùng. Các kháng thể chống lại vi khuẩn giang mai sẽ vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh nhiều năm. Vì vậy kết quả xét nghiệm có khả năng xác định được nhiễm trùng hiện tại hoặc ở quá khứ.

Dịch tủy não: Nếu như bạn nghi ngờ rằng mình gặp phải những biến chứng ở hệ thần kinh của bệnh giang mai, bác sĩ có thể tiến hành thu thập mẫu dịch tủy thông qua một số thủ thuật được gọi là tủy sốt.

Điều trị bệnh giang mai

Điều trị bệnh giang mai bằng kháng sinh

Khi đã được chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn đầu thì bệnh giang mai sẽ rất dễ chữa. Điều trị ưu tiên ở tất cả các giai đoạn của bệnh giang mai đó là sử dụng penicillin, đây là một loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt sinh vật gây bệnh giang mai. Với 1 liều tiêm duy nhất thì có thể ngăn chặn được bệnh tiến triển với điều kiện người bệnh nhiễm bệnh ít hơn 1 năm. Nếu bệnh giang mai kéo dài hơn 1 năm thì cần thêm liều nữa.

Điều trị bệnh giang mai bằng miễn dịch cần bằng

Phương pháp này sẽ tiến hành tiêu diệt triệt để xoắn khuẩn giang mai, kết hợp với đó là gene sinh vật để điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh. Tác động trực tiếp lên nhân của tế bào miễn dịch kháng bệnh, đồng thời sẽ tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể từ đó có thể đạt được mục đích và hiệu quả triệt để. Ưu điểm thời gian điều trị ngắn, tránh tình trạng bệnh tái phát.

Cách phòng tránh bệnh giang mai

Để phòng ngừa bệnh giang mai thì tất cả chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:

Sinh hoạt tình dục lành mạnh và an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng là cách tốt nhất để giúp chúng ta phòng tránh bệnh giang mai.

Khi phát hiện tình trạng bệnh thì ngừng quan hệ tình dục và tiến hành điều trị

Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục, kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Hạn chế dùng chung đồ cá nhân với người khác.

Lời khuyên của bác sĩ online

Bệnh giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta có thể hoàn toàn chủ động phòng tránh được căn bệnh này bằng cáp biện pháp vừa được nếu ở trên. Ngoài ra bệnh giang mai nên được chữa trị từ sớm sẽ có khả năng chữa khỏi cao hơn, tránh để tình trạng bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Bài viết ngày hôm nay đã cung cấp những thông tin quan trọng xung quanh căn bệnh giang mai nguy hiểm. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để đối phó và phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả. Nếu bạn còn có thắc mắc gì có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc gmail: bacsionline.org@gmail.com

Nguồn tham khảo:

Tổng quan bệnh giang mai 

https://www.healthline.com/health/std/syphilis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/syphilis/symptoms-causes/syc-20351756

https://www.cdc.gov/std/syphilis/stdfact-syphilis.htm

https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/syphilis

https://www.webmd.com/sexual-conditions/syphilis#1

Triệu chứng giang mai Syphilis

 https://www.verywellhealth.com/syphilis-signs-and-symptoms-49530

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 11522

Để lại đóng góp (comment)

Z467