Giải đáp: virus sùi mào gà sống được bao lâu?
-
Cập nhật: 21-02-2023
-
Tham vấn: Bác sĩ Lê Văn Điển
-
Lượt xem: 9541
Trong số các bệnh xã hội, bệnh sùi mào gà được đánh giá là một trong những bệnh lý nguy hiểm do có tỷ lệ bệnh nhân mắc phải cao và dễ biến chứng thành ung thư. Từ đó, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Đặc biệt, y học hiện đại vẫn chưa tìm được loại thuốc đặc hiệu giúp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Hơn thế nữa, virus gây sùi mào gà có sức sống khá dai dẳng và dễ tái phát nhiều lần khiến cho cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, câu hỏi virus sùi mào gà sống được bao lâu là một trong những thắc mắc thu hút sự quan tâm của rất nhiều bệnh nhân.

Thưa các bác sĩ chuyên trang bacsionline.org, tôi bị mắc bệnh sùi mào gà cách đây 2 năm. Dù đã áp dụng rất nhiều phương pháp nhưng bệnh tình của tôi vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Cứ hễ điều trị được một thời gian, bệnh lại tái phát trở lại khiến cho sức khỏe và cuộc sống của tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, tôi rất thắc mắc không biết virus sùi mào gà sống được bao lâu? Liệu tôi nên làm gì để chữa khỏi bệnh? Xin chân thành cảm ơn! (Phong Vũ - Chương Mỹ - Hà Nội).
Bạn Phong Vũ thân mến! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Câu hỏi của bạn cũng là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Chính vì vậy, sau đây các bác sĩ sẽ gửi lời giải đáp tới bạn như sau:
Virus sùi mào gà sống được bao lâu?
Thủ phạm gây bệnh sùi mào gà được xác định là do virus Humman papilloma gây ra (còn được gọi là HPV). Đây là loại virus có hơn 1 trăm chủng khác nhau.
Bệnh sùi mào mà được đánh giá là bệnh xã hội có tính chất phức tạp và rất khó chữa trị dứt điểm. Bởi virus gây bệnh sùi mào gà có sức sống dai dẳng và có thể tồn tại ở nhiều dạng môi trường khác nhau.
Đối với câu hỏi virus sùi mào gà sống được bao lâu? Các bác sĩ chuyên trang bacsionline.org cho biết:
Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng môi trường mà thời gian tồn tại của loại virus này sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:
Trong cơ thể người
Đây là môi trường vô cùng lý tưởng đối với virus sùi mào gà. Chúng ký sinh chủ yếu tại lớp thượng bì của niêm mạc, bán niêm mạc trong cơ thể như tại bộ phận sinh dục, miệng, mắt, mũi, hậu môn…. Chính vì vậy, con đường lây nhiễm sùi mào gà phổ biến nhất là qua đường tình dục và tiếp xúc gần gũi tại những nơi bị nhiễm bệnh.
Khi soi dưới kính hiển vi sẽ thấy virus sùi mào gà có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ khoảng vài nanomet - Nhỏ hơn cả tế bào biểu mô của con người. Chúng có sức sống dai dẳng, bền vững và nếu không có phát hiện, điều trị đúng cách có thể sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể bệnh nhân.
Môi trường không khí
Về cơ bản nếu ra ngoài môi trường không khí, HPV khó có thể tồn tại được lâu. Bởi đặc tính của loại virus này là cần phải có vật chủ ký sinh để tồn tại và lấy chất dinh dưỡng. Nếu không có vật chủ, chúng sẽ không thể tự tồn tại được và chết ngay sau một thời gian ngắn.
Chính vì vậy, bệnh sùi mào gà không có khả năng lây nhiễm qua đường không khí mà cần phải có sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật chủ bị nhiễm bệnh mới có thể bị lây lan.
Vật chủ của virus sùi mào gà chính là cơ thể người. Ở động vật hoặc các cá thể tự nhiên khác không tìm thấy sự sinh sôi, phát triển của loại virus này.
Ngoài cơ thể người
Dù chỉ có vật chủ duy nhất là cơ thể người nhưng virus gây bệnh sùi mào gà vẫn có thể tồn tại được trong một số vật thể khác nhau như ở bàn chải, kem đánh răng, đất, nước, bồn cầu, nhà vệ sinh….
Tuy nhiên, những vật thể này chỉ có thể duy trì sự sống cho virus chứ không thể khiến chúng phát triển mạnh mẽ và hình thành các nốt sùi. Tùy thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ mà thời gian tồn tại của HPV có thể dài hoặc ngắn. Thông thường, ở điều kiện thuận lợi chúng có thể sống được tới 1 tuần và nếu tiếp xúc với cơ thể người có thể lây lan và gây bệnh.
Tại bệnh viện
Về cơ bản, HPV sẽ chết ngay nếu gặp phải môi trường nhiều hóa chất như xà phòng, cồn, rượu, chất diệt khuẩn….
Tuy nhiên, nếu điều kiện vệ sinh không tốt thì bệnh viện hoàn toàn có thể là môi trường thuận lợi để lan truyền virus sùi mào gà.
Việc sử dụng chung kẹp sinh tiết giữa các bệnh nhân hoặc bác sĩ sử dụng chung gang tay khi tiếp xúc với nhiều bệnh nhân cũng có thể là nguồn lây bệnh sùi mào gà.
Nhiệt độ lý tưởng đối với virus sùi mào gà
Về cơ bản, nhiệt độ từ 30 - 40 độ c và độ ẩm cao chính là môi trường lý tưởng để virus HPV sinh sôi, phát triển. Từ 60 độ C trở lên chúng sẽ chết ngay lập tức.
Với nền nhiệt độ như ở nước ta, sẽ không thể tiêu diệt được vi khuẩn sùi mào gà. Kể cả trong những ngày mùa đông lạnh giá, HPV vẫn không bị chết mà ẩn mình, không hoạt động.
Bạn Phong Vũ thân mến! Mong rằng lời giải đáp của các bác sĩ chuyên trang bác sĩ online về virus sùi mào gà sống bao lâu? Đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại virus này. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì vậy mà nản lòng, bởi việc tái phát bệnh nhiều lần của bạn Phong Vũ có thể là do chưa tìm được đúng phương pháp chữa bệnh sùi mào gà hiệu quả. Vì vậy, hãy cố gắng lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để được giúp đỡ.