Bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Gần đây, các bác sĩ của chuyên trang BacsiOnline.Org thường xuyên nhận được rất nhiều thắc mắc của bệnh nhân xung quanh các vấn đề về sức khỏe, trong đó có câu hỏi với nội dung: Bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi không? Có thể nói, đây là bệnh lý thuộc nhóm bệnh về hậu môn, trực tràng khá phổ biến và có số lượng bệnh nhân mắc phải lớn. Chính vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ dành thời gian để giải đáp cụ thể thắc mắc này như sau:

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi không

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi không?

Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý diễn ra phổ biến tại hậu môn, trực tràng.  Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là xuất hiện các vết nứt nhỏ tại một số vùng xung quanh nếp nhăn ở hậu môn. Mỗi khi đi đại tiện, ống hậu môn sẽ căng phồng lên và tác động mạnh đến các vết nứt khiến chúng tiếp tục tổn thương và gây cảm giác đau đớn, khó chịu.

Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn gồm có: Đau rát hậu môn, chảy máu mỗi khi đi đại tiện, ngứa ngáy, viêm sưng hậu môn…. Những hiện tượng này khá giống với một số căn bệnh tại hậu môn, trực tràng khác như bệnh trĩ, bệnh áp xe hậu môn… Cùng với đó là tâm lý chủ quan của người bệnh khi chưa thấy triệu chứng rõ rệt sẽ rất ít để tâm. Vì vậy, việc phát hiện bệnh hoàn toàn không dễ dàng.

- Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh nứt kẽ hậu môn, trong đó bao gồm: Vệ sinh hậu môn chưa đúng cách khiến cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển và gây viêm nhiễm, tổn thương. Táo bón kéo dài khiến cho ống hậu môn luôn trong trạng thái căng giãn và bị nứt kẽ. Thói quen đại tiện không tốt như kéo dài thời gian đại tiện, cố gắng rặn mạnh. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn bị nứt kẽ hậu môn do biến chứng sau tiểu phẫu can thiệp hậu môn, trực tràng.

Trở lại với câu hỏi nứt kẽ hậu môn có tự khỏi không? Các bác sĩ của chuyên trang BacsiOnline.Org cho biết: Nếu nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ, bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm nếu biết áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp bởi những lý do như sau:

Thứ nhất: Bản thân ống hậu môn là cơ quan đảm nhiệm chức năng dẫn chất thải từ cơ thể ra bên ngoài. Trong chất thải đó thường ẩn chứa nhiều vi khuẩn, chất độc hại. Những tác nhân này khi tiếp xúc với các vết nứt sẽ làm tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy nếu không chữa trị, bệnh sẽ rất khó khỏi tự nhiên. Thậm chí nếu kéo dài còn khiến cho tình trạng viêm nhiễm hậu môn trở nên nghiêm trọng.

Thứ hai: Bệnh nứt kẽ hậu môn dễ đi kèm với các căn bệnh mãn tính khác như bệnh ap xe hậu môn, bệnh trĩ, viêm hậu môn. Chính vì vậy, muốn điều trị dứt điểm cần phải có những phương pháp cụ thể, phù hợp với từng đặc điểm bệnh lý. Bằng các biện pháp tự nhiên chỉ chủ yếu giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, không thể điều trị dứt điểm.

- Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo: Mặc dù là căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến nhưng người bệnh không nên coi thường. Bởi nếu để lâu, có thể tạo cơ hội cho những bệnh lý khác tại hậu môn, trực tràng hình thành và gây tổn thương đến sức khỏe của bệnh nhân.

Như vậy, dù bệnh nứt kẽ hậu môn ở mức độ nặng hay nhẹ thì cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Người bệnh cũng không nên để bệnh khỏi theo cách tự nhiên mà hãy chủ động tới các phòng khám chuyên khoa hậu môn – trực tràng để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp nhất.

Vậy điều trị nứt kẽ hậu môn bằng cách nào?

Một số phương pháp điều trị nứt kẽ  hậu môn mà bệnh nhân nên tham khảo để đưa ra lựa chọn sáng suốt dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa như:

- Đối với những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nhẹ: các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm áp lực tại tĩnh mạch.  Trong đó, thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn có hại tại các vết nứt kẽ hậu môn. Thuốc kháng viêm có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng viêm sưng. Từ đó, người bệnh sẽ bớt cảm giác đau nhức, nhất là mỗi khi đại tiện. Đồng thời, các vết nứt sẽ dần dần thu nhỏ lại và khỏi hẳn.

- Đối với những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nặng: các bác sĩ thường sẽ chỉ định tiến hành tiểu phẫu để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh lý trong thời gian ngắn nhất và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Nhìn chung, bệnh nứt kẽ hậu môn dù ở mức độ nào cũng không thể tự khỏi. Người bệnh không nên chủ quan để bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của  bản thân. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà các phương pháp điều trị có thể khác nhau. Nhưng dù điều trị theo cách thức nào thì bệnh nhân cũng cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại các cơ sở y tế để đạt hiệu quả cao nhất. 

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề nứt kẽ hậu môn có tự khỏi không? Đã giúp người bệnh hiểu rõ khả năng khỏi tự nhiên của căn bệnh này. Từ đó đưa ra những quyết định phù hợp nhất. Nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ của chuyên trang BacsiOnline.Org để được giải đáp và hỗ trợ.

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 5880

Để lại đóng góp (comment)

RTYI