Nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc khi sốt là bao nhiêu
-
Tham vấn: Bác sĩ CKI. Trần Thị Thành
Nhiệt độ cơ thể luôn phải duy trì ở trạng thái cân bằng để đảm đảm cơ thể luôn khỏe mạnh. Và nếu như thân nhiệt tăng hoặc giảm đột ngột, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nhiệt độ cơ thể bình thường và nhiệt độ cơ thể khi sốt là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.
Nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu
Cơ thể người có khả năng làm tự điều hòa thân nhiệt để thích ứng với các điều kiện môi trường và các hoạt động hàng ngày khác nhau. Nhiệt độ cơ thể bình thường của người dao động từ 36 đến 37,5 độ C, và nhiệt độ trung bình là 36,8 độ C.

Có rất nhiều cách để xác định thân nhiệt của con người. Tại mỗi vị trí đo khác nhau trên cơ thể thì sẽ có kết quả khác nhau. Cụ thể:
Đo thân nhiệt tại trực tràng: Nhiệt độ cơ thể bình thường rơi vào khoảng 36,3 – 37,1 độ C.
Đo thân nhiệt ở miệng: Nhiệt độ cơ thể bình thường dao động từ 37,5 – 37,7 độ C.
Đo ở nách: Nhiệt độ cơ thể bình thường khi đo ở vị trí này sẽ thấp hơn so với đo trực tràng, thường chênh lệch khoảng 0,5 - 1 độ C. Đây là vị trí dễ đo nên được nhiều người áp dụng phổ biến khi theo dõi thân nhiệt.
Nhiệt độ cơ thể khi sốt là bao nhiêu
Nguyên nhân gây sốt có thể kể đến như:
Nhiễm trùng máu: Khi bị nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến cơ sở sẽ sinh ra hiện tượng sốt.
Thuốc: Có một số loại thuốc làm cơ thể tăng nhiệt và gây sốt.
Hoặc một số các vấn đề khác như: ung thư, cường giáp, viêm khớp, chấn thương...
Sốt được hiểu là hiện tượng thân nhiệt tăng do rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt bởi sự tác động của những yếu tố gây hại. Vậy nhiệt độ cơ thể khi sốt là bao nhiêu? Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37,8 độ C đo ở trực tràng thì được xem là sốt.
Nhiệt độ cơ thể khi sốt ở trẻ nhỏ là bao nhiêu? Trẻ nhỏ khi bị sốt có nhiệt độ bằng hoặc cao hơn một trong các mức sau đây:
Nhiệt độ cơ thể khi sốt ở trẻ đo ở trực tràng, tai hoặc thái dương từ 38 độ C trở lên
Đo ở miệng: Nhiệt độ cơ thể khi sốt từ 37,5 độ C trở lên
Đo nhiệt độ ở nách: Nhiệt độ cơ thể khi sốt từ 37,2 độ C trở lên
Nhiệt độ cơ thể khi sốt ở người lớn là nhiêu? Theo như các bác sĩ chia sẻ thì nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên đều coi là sốt. Người lớn khi bị sốt từ 39,4 độ C trở lên là cao và có những biểu hiện như mặt đỏ bừng, da nóng, ớn lạnh, đổ mồ hôi, rùng mình, chán ăn...
Các yếu tố tác động đến thân nhiệt
Sau khi biết được nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu thì bạn cũng cần biết những yếu tố tác động đến thân nhiệt. Cụ thể như sau:
Tuổi tác: Nhiệt độ cơ thể bình thường của người lớn và trẻ nhỏ không giống nhau. Thông thường thì trẻ nhỏ sẽ có nhiệt độ cao hơn nguyên nhân là do khu điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Từ đó mà nếu có những thay đổi hay bất thường xảy ra trong cơ thể là khả năng dễ bị sốt, nếu sốt cao kèm theo co giật lại càng nguy hiểm. Với những trường hợp này cần được điều trị sớm nếu không sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ cần biết rõ cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh.
Uống nước xạ đen hằng ngày có tốt không?
Top 9 thực phẩm nên ăn sau quan hệ 24h để tránh thai an toàn
Đối với những người lớn tuổi do khả năng hoạt động kém, nhu cầu hấp thụ và chuyển hóa sẽ thấp hơn người trẻ nên vì thế mà thân nhiệt trung bình của họ cũng sẽ thấp hơn người trẻ.
Vận động: Vận động cũng tác động đến nhiệt độ cơ thể bình thường. Đối với những người hoạt động thể chất nhiều hơn thì nhiệt độ cơ thể họ cũng sẽ tăng cao hơn nhiệt độ trung bình.
Nội tiết tố ở nữ giới: Chị em ở trong những ngày rụng trứng thì nhiệt độ cơ thể cũng sẽ cao hơn bình thường.
Căng thẳng, stress: Nhiệt độ cơ thể bình thường còn bị tác động bởi yếu tố căng thẳng, stress.
Nhiệt độ môi trường: Người già và trẻ nhỏ sẽ nhạy cảm hơn trước sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.
Thời gian đo: Thời gian đo cũng ảnh hưởng đến kết quả đo thân nhiệt. Nếu bạn đo thân nhiệt vào sáng sớm thì thường sẽ thấp hơn so với kết quả thân nhiệt được tiến hành đo vào cuối buổi chiều.
Vị trí đo: Đo thân nhiệt ở những vị trí khác nhau sẽ cho kết quả thân nhiệt khác nhau.
Cách đo nhiệt độ cơ thể chính xác
Nhiệt kế đo thân nhiệt là dụng cụ y tế vô cùng cần thiết và phổ biến trong nhiều gia đình. Dụng cụ y tế này giúp kiểm tra nhiệt độ cơ thể hiện tại bao nhiêu độ một cách đơn giản, dễ dàng và chính xác. Dưới đây là các loại nhiệt kế được dùng phổ biến hiện nay:
Nhiệt kế thủy ngân: Đây là loại dụng cụ y tế có độ chính xác cao nên thường được áp dụng rộng rãi bởi các nhân viên y tế
Nhiệt kế điện tử: Nhiệt kế này cho kết quả nhanh, chính xác phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.
Nhiệt kế hồng ngoại: Dụng cụ này có cách sử dụng đơn giản, mất khoảng 3 - 5 giây là sẽ có kết quả.
Cách đo nhiệt độ cơ thể như sau:
Đo nhiệt độ cơ thể ở miệng: Đặt nhiệt kế dưới lưỡi sau đó khép chặt môi lại và đợi đến khi có tiếng bíp thì hoàn tất. Xem kết quả hiển thị, sau khi sử dụng thì làm sạch nhiệt kế kỹ lưỡng.
Đo nhiệt độ cơ thể bình thường ở trực tràng: Đảm bảo độ chính xác cao, thường được sử dụng cho trẻ nhỏ. Nhiệt kế sau khi bôi trơn đầu nhiệt kế để đưa vào hậu môn dễ dàng hơn. Đưa nhiệt kế sâu khoảng 2,5 cm đợi và đọc kết quả. Kết thúc đo thân nhiệt thì làm sạch nhiệt kế.
Đo thân nhiệt ở nách: Đo nhiệt độ cơ thể bình thường bằng cách này dù kém chính xác nhưng lại rất thuận tiện. Để nhiệt kế dưới nách, ấn cánh tay và chờ một lúc. Sau đó lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả.
Cách đo nhiệt độ cơ thể ở tai: Dùng nhiệt kế chuyên dụng được thiết kế đo tai, đưa đầu dò vào tai và lưu ý không ấn vào màng nhĩ. Sau đó nhấn nút bật và kết quả được hiển thị.
Cách xử lý tại nhà khi bị sốt.
Nhiệt độ cơ thể khi bị sốt cao hơn mức bình thường, khiến cho cơ thể cảm thấy ớn lạnh, rùng mình, đổ mồ hôi, nhạy cảm với cơn đau, thiếu năng lượng, khó tập trung. Nếu trẻ nhỏ bị sốt cơ thể chúng nóng khi chạm vào, má ửng đỏ, đổ mồ hôi. Khi sốt cao có thể bị kích thích, lú lẫn, mê sảng và co giật. Do đó xử lý kịp thời giảm sốt tại nhà có thể giúp cơ thể đỡ khó chịu, mệt mỏi và ngăn ngừa xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Một số cách xử lý tại nhà khi bị sốt, có thể áp dụng như sau:
Uống thật nhiều nước, nước trái cây để tránh gây mất nước
Lựa chọn trang phục quần áo nhẹ nhàng, rộng rãi, thoải mái
Không sử dụng các loại thuốc giảm đau khi không có sự chỉ định của bác sĩ
Tắm hoặc lau người bằng nước ấm để hạ thân nhiệt trước khi đưa đến bệnh viện
Massage thư giãn bằng tinh dầu bạc hà, bạch đàn… để làm ấm cơ thể, khiến đổ mồ hôi và giảm nhiệt.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đốt với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi bị sốt thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bậc phụ huynh đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu như trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
Sốt cao trên 40 độ C, sốt không đổ mồ hôi
Có những hành động bất thường, không cải thiện sau khi đã dùng thuốc hạ sốt
Những biểu hiện của mất nước như không ướt tã trong vòng 8 đến 10 giờ, khô miệng, nước tiểu sẫm màu...
Thở không đều, thở nhanh
Co giật
Sốt kéo dài hơn 5 ngày liên tiếp
Đối với người lớn sốt nhẹ không có điều gì đáng quan ngại, tuy nhiên nếu như sốt cao từ 38,9 độ C trở lên thì cần đi khám bác sĩ. Người thân hãy đưa người bệnh đến gặp bác sĩ nếu thấy họ có những dấu hiệu triệu chứng như:
Khó thở, tức ngực
Co giật
Đau bụng, nhức đầu dữ dội
Nôn nhiều lần
Khô miệng, giảm hoặc nước tiểu sẫm màu…
Như vậy ở bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhiệt độ cơ thể bình thường và nhiệt độ cơ thể khi sốt là bao nhiêu. Đồng thời cũng cung cấp thêm đến các bạn về cách đo thân nhiệt, cách xử lý và thời điểm nên tới thăm khám bác sĩ. Sốt là tình trạng xảy ra phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng không vì thế mà coi nhẹ. Bạn còn điều gì thắc mắc về nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc khi sốt thì có thể liên hệ đến số điện thoại 0386 977 199, bác sĩ tư vấn sức khỏe online luôn sẵn lòng giải đáp toàn bộ thắc mắc chi tiết.
-
Cập nhật: 21-04-2025
-
Lượt xem: 1000