Bệnh vảy nến là gì? Triệu chứng và cách chữa vảy nến hiệu quả
-
Cập nhật: 21-02-2023
-
Tham vấn: Bác sĩ Chuyên Khoa I
-
Lượt xem: 4198
Chỉ có khoảng 1 - 2% dân số trên thế giới mắc bệnh vảy nến. Đây là con số thống kê mà các chuyên gia y tế đã chỉ ra khi khảo sát thông tin về bệnh vảy nến. Vậy bệnh vảy nến là gì? Triệu chứng và cách chữa vảy nến ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Thời gian qua, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ các bệnh nhân bị bệnh vảy nến đến chuyên trang của BacsiOnline.Org. Hầu hết mọi câu hỏi đều xoay quanh vấn đề bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh vảy nến ra sao? Bác sĩ có thể cung cấp cho chúng tôi những thông tin cần thiết về bệnh vảy nến để giải đáp thắc mắc của người bệnh được không?
Trả lời: Chào bạn! Rất cảm ơn câu hỏi mà bạn đã gửi đến chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, các bác sĩ chuyên trang BacsiOnline.Org xin được trả lời như sau:
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là căn bệnh về da không mấy phổ biến với tổng tỷ lệ người mắc bệnh chiếm 0,2%. Trong đông y, bệnh vảy nến còn được gọi là bệnh nấm da trâu. Thông thường, khi lớp da cũ chết đi, chúng bong ra và sẽ có các tế bào da mới thay thế. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh vảy nến thì quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần, đây được gọi là hiện tượng tăng sinh tế bào. Tế bào da cũ không kịp thay thế, chúng dồn đống lại thành những mảng dày, đỏ có vảy trắng hoặc màu bạc.
Ở những người bình thường, chu trình thay thế một lớp tế bào da mới được diễn ra trong khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị vảy nến, quá trình sản xuất tế bào da chỉ xảy ra trong vài ngày. Chính vì vậy, các tế bào da không có thời gian để thay đi, từ đó tích tụ dần tạo nên bệnh vảy nến.
Vảy nến thường phát triển ở khắp cơ thể như tay, chân, cổ, da mặt, và tập trung nhiều ở phần khớp, khuỷu tay, đầu gối.
Các bệnh nhân bị vảy nến khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16 đến 22 tuổi và giai đoạn muộn từ 50 đến 65 tuổi. Bệnh có thể phát triển theo từng giai đoạn, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ biến thành bệnh mãn tính kéo dài suốt đời.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây bệnh vảy nến là do có sự liên quan đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, từ đó dẫn đến sự tăng sinh các tế bào da trên cơ thể. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường bên ngoài cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến, cụ thể như:
Căng thẳng, buồn phiền, stress kéo dài rất dễ bùng phát bệnh vảy nến và khiến bệnh thêm nặng hơn.
Do chấn thương: Các vết xước, phần da bị tổn thương rất dễ phát triển thành bệnh vảy nến
Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan là một trong những nguyên nhân gây khởi phát bệnh vảy nến, thậm chí còn khiến bệnh ngày một nặng hơn. Vì thế, bệnh nhân bị bệnh vảy nến cần tránh xa các loại vi trùng gây bệnh.
Thời tiết lạnh, hanh khô là điều kiện thuận lợi để bùng phát bệnh vảy nến. Đối với một số ít trường hợp, người bệnh thường mắc vảy nến nặng hơn khi tiếp xúc với nắng nóng và ánh sáng mạnh.
Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích là một trong những nguyên nhân gây tăng sinh bệnh vảy nến trên da
Da khô, ít độ ẩm khiến người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy. Nhiều người thường gãi dẫn đến chảy máu. Lâu dần, tình trạng này phát sinh ra bệnh vảy nến.
Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như chất tẩy rửa, khói thuốc, các sản phẩm làm tóc, làm móng, thuốc sơn mài, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng…
Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến. Thông thường, nếu bố hoặc mẹ mắc phải bệnh vảy nến thì nguy cơ con cái mắc bệnh rất cao.
Một số loại thuốc như thuốc chống sốt rét, chống đau tim có ảnh hưởng rất tiêu cực đến bệnh vảy nến. Sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ cho người bệnh, là nguyên nhân tăng sinh bệnh vảy nến.
Triệu chứng bệnh vảy nến
Các tổn thương gây ra bệnh vảy nến được biểu hiện bằng triệu chứng khô da kinh điển, nó ảnh hưởng đến mạch máu và lớp biểu bì nằm sâu dưới da. Cụ thể, khi bị bệnh vảy nến, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau đây:
Các tổn thương có đường kính từ 1 đến 2cm, có xu hướng tròn giống đồng tiền, đỏ thẩm từ bên ngoài và nhạt màu dần vào bên trong. Có nhiều dạng vảy nến khác nhau trong đó vảy nến thể mảng là bệnh thường gặp nhất, có đường kính trên 2cm và xuất hiện từng mảng lớn trên da. Vảy nến thể mủ và thể đỏ là các dạng bệnh ít gặp hơn.
Da khô, thô ráp, nứt nẻ
Vùng da bị bệnh nổi những lớp vảy bạc màu trắng nhô lên bề mặt da với rìa bên ngoài màu hồng nhạt hoặc đỏ.
Xuất hiện các vết rạn nứt trên vùng da bị bệnh, dần sinh ra hiện tượng chảy máu.
Vùng da bị vảy nến luôn trong tình trạng ngứa, đỏ và lở loét da.
Nếu vảy nến xuất hiện ở khớp tay, chân thì vùng khớp sẽ bị sưng và cứng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức.
Cách chữa bệnh vảy nến hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau. Hiện nay, đa phần các bệnh nhân bị bệnh vảy nến đều được chỉ định sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc bôi. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này mất khá nhiều thời gian, hiệu quả mà phương pháp này mang lại chưa thực sự triệt để. Việc bôi thuốc thường xuyên mà hiệu quả không khả quan khiến người bệnh cảm thấy chán nản, khó chịu, gây ảnh hưởng xấu đến bệnh vảy nến.
Vì thế, để điều trị bệnh vảy nến, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên sử dụng phương pháp quang hóa trị liệu PUVA. Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới. Quang hóa trị liệu PUVA hoạt động dựa trên nguyên lý chiếu tia cực tím, kết hợp uống thuốc đặc trị. Liệu pháp quang hóa trị liệu cho phép điều trị tổn thương da lan rộng và duy trì hiệu quả lâu dài. Quang hóa trị liệu PUVA có tác dụng nhanh và cải thiện các tổn thương gây ra cho người bệnh nhờ quá trình ngăn cản sự tăng sinh vảy nến và ức chế các dị nguyên gây bệnh. Áp dụng phương pháp này không những nhanh, thuận tiện, mà còn không phải bôi thuốc, nó giúp người bệnh tránh được cảm giác khó chịu và tình trạng kích ứng da.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần đeo mắt kính bảo vệ, không được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Thực hiện và tái khám đúng theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh vảy nến một cách dứt điểm.
Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh vảy nến, nguyên nhân gây bệnh vảy nến, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí nhé!