Bị cước chân tay mùa đông phải làm thế nào nhanh khỏi?
-
Tham vấn: Bác sĩ Chuyên Khoa I
Bị cước chân tay vào mùa đông phải làm thế nào nhanh khỏi là thắc mắc của không ít bệnh nhân, nhất là trong những ngày thời tiết lạnh giá. Bởi đây là một trong những hiện tượng gây ra rất nhiều khó chịu cho mọi người tại các đầu ngón tay, ngón chân. Đặc biệt, cước chân tay vào mùa đông nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới hoại tử, cực kỳ nguy hiểm. Hiểu được những băn khoăn của người bệnh, sau đây các bác sĩ chuyên trang BacsiOnline.Org sẽ chia sẻ một số thông tin về cách chăm sóc và điều trị cước chân tay trong mùa đông như sau:
Bị cước chân tay mùa đông là gì?
Bệnh cước chân tay hay còn gọi là dị ứng thời tiết tại chỗ. Đây là nhóm bệnh thường xuất hiện chủ yếu vào mùa đông hoặc ở những đối tượng bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi, trẻ em, người lớn tuổi, người thường xuyên lao động chân tay.
- Các chuyên gia đã lý giải sự hình thành của hiện tượng cước chân tay mùa đông như sau:
Khi nhiệt độ môi trường quá thấp, hệ thống mạch máu ngoại vi nằm dưới lớp da mỏng ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ nhanh chóng chịu tác động của khí hậu và co lại. Hiện tượng này sẽ khiến cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra chậm chạp, trì trệ.
Nếu như bất chợt được làm ấm, sự co dãn của các mạch máu ngoại vi sẽ diễn ra không đều và dẫn tới tình trạng bị vỡ ra, khiến cho đầu ngón chân, ngón tay trở nên sưng tấy, ngứa ngáy. Ban đầu người bệnh sẽ chỉ thấy các dấu hiệu khó chịu gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc. Tuy nhiên, nếu kéo dài có thể gây hoại tử và cần phải cắt bỏ các đầu ngón tay, ngón chân. Điều này là vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân.
Về cơ bản,hiện tượng cước chân tay mùa đông chia làm hai loại là cước cấp tính và cước mãn tính. Cước cấp tính thường có những triệu chứng nhẹ, nhanh khỏi và gần như không tái phát nếu có những biện pháp giữ ấm. Cước mãn tính thường gặp ở thể nặng và tái phát liên tục mỗi khi gặp thời tiết lạnh.
Bị cước chân tay vào màu đông phải làm gì?
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết: Mặc dù đây là hiện tượng nguy hiểm và thường gặp trong những ngày mùa đông lạnh giá nhưng nếu biết cách chăm sóc cơ thể, bạn vẫn có thể phòng tránh hoặc điều trị khỏi rất nhanh chóng, an toàn.
Giữ ấm cho đôi chân, bàn tay
Giữ ấm cho ngón chân, ngón tay vào mùa đông là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với những bệnh nhân bị bệnh cước. Bởi việc làm này không chỉ giúp bạn giảm thiểu cảm giác khó chịu do bệnh gây ra mà còn ngăn chặn sự tăng nặng mức độ bệnh.
Vào mỗi buổi tối, hãy cố gắng ngâm chân tay bằng nước ấm pha với muối và gừng trước khi đi ngủ. Đồng thời, kết hợp với các động tác matxa nhẹ nhàng tại vùng đầu ngón chân, ngón tay. Kiên trì áp dụng phương pháp này trong thời gian dài, chúng tôi tin chắc rằng tình trạng đau ngứa do cước sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Chăm sóc da tay, chân vùng bị cước
Chăm sóc những vùng ngón chân, ngón tay bằng cách thoa các sản phẩm kem dưỡng ẩm, dầu dừa để ngăn chặn tình trạng nứt nẻ da. Từ đó, vừa hạn chế nguy cơ tăng nặng hiện tượng cước chân tay, vừa hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Hạn chế tối đa việc cho tay tiếp xúc với nước lạnh hoặc các loại hóa chất tẩy rửa. Nếu có, hãy cố gắng sử dụng găng tay cao su để bảo vệ.
Tuyệt đối không gãi nhiều vùng ngón chân, tay bị cước. Vì nó có thể khiến cho vùng da đó bị tổn thương. Đồng thời, bệnh cước tăng nặng và nguy cơ viêm nhiễm cao hơn rất nhiều.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bệnh nhân bị cước cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, bò, gà, thuốc lá, rượu, bia… Vì chúng có thể khiến cho tình trạng cước chân tay mùa đông trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa cước
Phương pháp chữa cước chân tay mùa đông được sử dụng phổ biến nhất là lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước và cho thêm một chút muối vào để tăng hiệu quả sát trùng, phòng chống viêm nhiễm. Liên tục ngâm tay chân trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy tình trạng cước thuyên giảm đáng kể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa một chút rượu anh đào lên vùng tay chân bị cước cũng có tác dụng làm dịu các cơn đau rát hiệu quả.
Đi khám và điều trị
Nếu những phương pháp chữa trị thông thường của bạn không mang lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh cước chân tay mùa đông, chúng tôi khuyến khích bệnh nhân nên nhanh chóng tới ngay các phòng khám chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị. Bởi nếu chữa trị theo đúng phương pháp không chỉ giúp các bạn nhanh khỏi bệnh hơn mà còn ngăn chặn tình trạng hoại tử do bệnh gây ra.
Như vậy, gợi ý của chúng tôi về bị cước chân tay mùa đông phải làm thế nào để nhanh khỏi. Mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ về hiện tượng này và những biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline, để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
-
Cập nhật: 21-02-2023
-
Lượt xem: 10742