Bệnh chàm khô có lây không? Cách phòng bệnh chàm khô

Lây truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh chàm khô có lây không? Cách phòng bệnh chàm khô như thế nào là những thông tin rất cần thiết đối với các bệnh nhân đang mắc phải bệnh chàm khô. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Chào bác sĩ! Tôi mới phát hiện ra mình có những dấu hiệu của bệnh chàm khô cách đây một tuần. Phần da bị bệnh xuất hiện các nốt mụn nước và đang có dấu hiệu vỡ. Tôi đang có con nhỏ nên thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với con. Tôi đang lo, không biết bệnh chàm khô có lây không? Cách phòng bệnh chàm khô như thế nào thưa bác sĩ? (Thùy Trang - Hải Dương)

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho hộp thư của chúng tôi. Thắc mắc của bạn được các bác sĩ chuyên trang BacsiOnline.Org giải đáp như sau:

Bệnh chàm khô có lây không

Bệnh chàm khô có lây không?

Thùy Trang thân mến! Bệnh chàm khô là một trong những thể bệnh thường gặp của bệnh chàm với các biểu hiện như da khô nứt nẻ thậm chí là rướm máu mỗi khi trời lạnh hoặc tiếp xúc với hóa chất. Bệnh chàm khô gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh. Chàm khô là căn bệnh da liễu khá phổ biến, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí khác nhau nào trên cơ thể như da mặt, lòng bàn tay, kẻ tay, bàn chân… 

Với thắc mắc “bệnh chàm khô có lây không”, BS.CKI. Lê Thị Nhài cho biết: - Để biết bệnh chàm khô có lây không, chúng ta cần phân tích các nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô, bao gồm các nguyên nhân sau:

Do sức đề kháng của cơ thể yếu: Sức đề kháng yếu khiến cơ thể không có khả năng chống lại các dị nguyên gây bệnh chàm khô. 

Các yếu tố tác động từ bên ngoài: các yếu tố như sự thay đổi đột ngột của thời tiết, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh… là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh chàm khô.

Cơ thể bị rối loạn chức năng: Do cơ thể bị rối loạn chức năng của hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa… Những người đang mắc phải các bệnh như viêm xoang, viêm mũi, viêm gan, các bệnh về thận… cũng có thể dễ mắc phải bệnh chàm.

Dị ứng với các loại thức ăn: Các loại thức ăn dễ bị dị ứng như như trứng, mực, cua, ốc… cũng rất dễ khiến người bệnh mắc phải bệnh chàm khô. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc nhuộm, sơn xe, dầu nhớt, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học… cũng làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh chàm khô.

Như những nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô mà chúng tôi vừa nêu trên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi bệnh chàm khô không lây bạn nhé! Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bệnh nhân mắc phải bệnh chàm kéo dài, gây viêm nhiễm do không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Khi các vi khuẩn phát tán có thể lây nhiễm cho người khác gây ra các bệnh nấm da. Sự lây nhiễm này không hề liên quan đến bệnh chàm. Vì thế, người bệnh không nên quá lo lắng về vấn đề bệnh chàm khô có lây không?

Cách phòng bệnh chàm khô?

Thùy Trang thân mến! Chàm khô là một trong những bệnh ngoài da dễ mắc và dễ tái phát. Vì thế, việc áp dụng kiến thức về cách phòng bệnh chàm khô là vấn đề quan trọng không kém so với việc điều trị bệnh. Sau đây là một số cách phòng bệnh chàm khô hiệu quả mà bạn cần lưu ý như:

Dưỡng ẩm da

Da khô, thiếu độ ẩm là điều kiện thuận lợi để các bệnh ngoài da phát triển, trong đó có bệnh chàm khô. Vì vậy, việc dưỡng ẩm để cấp ẩm và giữ độ ẩm cho da là việc làm rất cần thiết. Bạn nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với da, có nguồn gốc từ thiên nhiên để tránh tình trạng kích ứng da. Sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn vào mỗi tối sau khi tắm để phòng ngừa bệnh chàm khô một cách hiệu quả. 

Lựa chọn trang phục phù hợp

Để phòng bệnh chàm khô và các bệnh lý da liễu khác. Bạn nên lựa chọn trang phục thoải mái, chất liệu vải “thân thiện” với da như cotton, lanh, đũi, lụa… Những trang phục này có tác dụng thấm hút mồ hôi, vải mềm mại và không gây bí da, ngăn ngừa kích ứng da khá hiệu quả. Ngược lại, bạn nên tránh các loại vải dày, nóng, bí hơi như jean, kaki, quần áo làm từ sợi tổng hợp, vải thô… 

Chế độ ăn uống

Bạn nên tránh các loại gia vị cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, mù tạt… Không nên sử dụng các chất kích thích, uống các loại đồ uống nhiều cồn như bia, rượu… Ngoài ra, nên hạn chế ăn các loại hải sản như tôm, cua, mực, ốc… Thay vào đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có nhiều axit béo omega 3 như dầu cá, cá hồi, cá trích, cá thu… Axit béo có trong các loại cá này giúp bạn giữ được độ ẩm của da một cách hiệu quả. Uống đủ nước, bổ sung thêm nước ép trái cây nhằm bài trừ độc tố và cấp ẩm cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh chàm khô bùng phát. 

Tránh xa các yếu tố dễ kích ứng da

Các yếu tố dễ gây kích ứng da như nấm mốc, lông chó mèo, phấn hoa; các loại hóa chất trong sinh hoạt và công nghiệp… Cố gắng tránh tiếp xúc với các yếu tố này, sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh chàm khô và các bệnh ngoài da khác.

Giữ vệ sinh da

Việc da tiết quá nhiều mồ hôi, không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây nên bệnh chàm khô tấn công và gây bệnh. Vì thế, để phòng bệnh chàm khô, bạn nên chú ý chăm sóc và vệ sinh da sạch sẽ, để góp phần loại bỏ các yếu tố gây ra bệnh chàm.

- Với trường hợp của bạn Thùy Trang, chúng tôi khuyên bạn nên đi gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị bệnh chàm khô một cách hiệu quả nhất bạn nhé!

Trên đây câu trả lời của bác sĩ chuyên trang BacsiOnline.Org cho câu hỏi “bệnh chàm khô có lây không? Cách phòng bệnh chàm khô”. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí bạn nhé!

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 6823

Để lại đóng góp (comment)

Z136