Bệnh chàm tổ đỉa là gì? Chàm tổ đỉa có chữa được không?
-
Tham vấn: Bác sĩ Chuyên Khoa I
Bệnh chàm tổ đỉa từ lâu đã gây ra những ảnh hưởng khó chịu cho người bệnh khi mắc phải tình trạng này. Đây là một căn bệnh da liễu tương đối phổ biến, nó gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu và gây mất thẩm mỹ trên da. Vậy bệnh chàm tổ đỉa là gì? Chàm tổ đỉa có chữa được không. Vậy cách chữa bệnh chàm tổ đỉa như thế nào? Hãy cùng bacsionline.org tìm hiểu những vấn đề thắc mắc trong bài viết hôm nay.
Bệnh chàm tổ đỉa là gì?
Bệnh chàm tổ đỉa được biết tới là một chứng bệnh ở ngoài da, được biểu hiện với các mụn nước nhỏ nằm ăn sâu vào dưới lớp thượng bì. Nó làm da nổi gồ lên hình tròn rải rác hoặc thành các chùm và thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc ở rìa các ngón tay, ngón chân. Các mụn này tụ thành từng đám và gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
Đây là căn bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện ở các nước nhiệt đời và có tỉ lệ tái phát cao, bệnh chàm tổ đĩa thường hay gặp phải ở độ tuổi từ 20 đến 40. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh chàm tổ đỉa này như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa
Việc nhận biết được những nguyên nhân gây nên bệnh chàm tổ đỉa sẽ giúp cho chúng ta có thể chủ động hơn trong việc phòng tránh, cũng như chủ động trong việc nhận biết nguy cơ mắc bệnh chàm tổ đỉa. Một số nguyên nhân gây nên bệnh chàm tổ đỉa được biết đến là:
Do cơ địa gây nên: Mỗi người chúng ta có một cơ địa khác nhau với những biểu hiện đặc trưng riêng. Những người có cơ địa dễ bị ứng với sự thay đổi của thời tiết hoặc các tác nhân bên ngoài, hoặc là người có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi, viêm da, viêm gan, chức năng của cơ thể bị rối loạn sẽ rất dễ mắc bệnh chàm tổ đỉa.
Do di truyền từ thế hệ trước: Bởi vì bệnh chàm tổ đỉa có khả năng di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vì vậy nếu như trong gia đình có người thân từng mắc bệnh chàm tổ đỉa thì nguy cơ các thế hệ sau trong gia đình cũng sẽ có khả năng mắc bệnh chàm tổ đỉa.
Do yếu tố dị nguyên: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nên tình trạng bệnh tổ đỉa. Một số người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, đồ ăn, dị ứng thực phẩm, các sản phẩm tẩy rửa, thú nuôi. Hoặc do thời tiết nóng lạnh thất thường, do sử dụng các loại nước lau nhà, sữa tắm, đây có thể sẽ là những yếu tố gây nên bệnh chàm tổ đỉa.
Do sức đề kháng không tốt: Khi cơ thể có sức đề kháng không tốt, không có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, ăn các loại thức ăn lạ, ăn đồ cay nóng, ít uống nước. Đây chính là những nguyên nhân tiềm ẩn gây nên bệnh chàm tổ đỉa.
Cách chữa bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả
Có rất nhiều thắc mắc của nhiều bạn về vấn đề bệnh chàm tổ đỉa có chữa được không? Hay chàm tổ đỉa có nguy hiểm không? Chúng tôi xin trả lời là bệnh chàm tổ đỉa có thể chữa dứt điểm và không gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nếu bạn không điều trị sớm thì bệnh sẽ lại gây lở loét, ngứa ngáy khó chịu và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thẩm mỹ của làn da. Sau đây là một số cách chữa bệnh chàm tổ địa hay được áp dụng đó là.
Chườm lạnh và chườm ướt
Chườm lạnh sẽ giúp giảm tình trạng ngứa và nóng rát do chàm tổ đỉa gây nên. Chườm lạnh còn giúp cho giảm viêm ở mụn nước và làm tê liệt các dây thần kinh kích ức tạo cảm giác đau. Người bệnh có thể dùng khăn mềm, sạch vào nước lạnh hoặc cho vào tủ lạnh sau đó quấn vào vùng tay hoặc vùng chân bị viêm. Tiến hành chườm lạnh ít nhất 15 phút, mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần.
Sử dụng nha đam
Tinh chất của nham đam là một nguyên liệu dùng cho vùng da bị viêm và kích ứng. Gel chiết xuất từ nhan đam có tác dụng kích ứng và giảm sưng bởi tình trạng chàm tổ đỉa gây ra, ngoài ra nha đam còn có thể kháng khuẩn chống nhiễm khuẩn rất tốt.
- Cách thực hiện: Thoa gel nha đam lô hội nhiều lần ở mỗi ngày trong thời gian đầu sau khi phát hiện trình trạng bệnh chàm tổ đỉa, làm như vậy sẽ có hiệu quả ngăn ngừa bệnh phát triển nặng.
Sử dụng thuốc mỡ, kem dưỡng da
Một số loại thuốc mỡ hay sáp dưỡng ẩm có khả năng giữ ẩm cho da tránh khỏi các yếu tố kích ứng tiềm ẩn. Các loại kem bôi và thuốc mở có khả năng thẩm thấu và sâu trong da, dưỡng ẩm cho da suốt ngày nhất là sau khi tắm để tránh tình trạng da bị khô, nứt nẻ.
Uống thuốc kháng histamine để có thể giảm ngứa
Thuốc kháng histamine có tác dụng giúp giảm ngứa và viêm cho chàm tổ đỉa gây ra. Cụ thể thì thuốc kháng histamine sẽ có thể giúp giảm lượng hitamine tuần hoàn máu và hạn chế sự giãn nở của các mạch máu nhỏ ở dưới da, nhờ đó sẽ giúp giảm ngứa và mẩn đỏ ở trên da. Tuy nhiên loại thuốc này có tác dụng phụ gây buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt. Vì vậy người bệnh nên sử dụng thuốc đúng thời điểm để tránh những ảnh hưởng không mong muốn.
Trên đây bài viết của chúng tôi bạn đọc tìm hiểu về căn bệnh chàm tổ đỉa cũng như những cách chữa chàm tổ đỉa hiệu quả nhất. Nếu như bạn đọc còn bất kỳ những thắc mắc nào về căn bệnh chàm tổ đỉa thì có thể gọi đến số hotline để được các bác sĩ tư vấn miễn phí sớm nhất.
-
Cập nhật: 22-03-2024
-
Lượt xem: 4470