Bệnh trĩ có lây không? Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
-
Cập nhật: 21-02-2023
-
Tham vấn: Bác sĩ Lê Văn Điển
-
Lượt xem: 5713
Trĩ là một trong những bệnh lý vùng hậu môn trực tràng có rất nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, có khá nhiều bệnh nhân bị trĩ đều mang tâm lý ngại, xấu hổ và sợ bệnh lây nhiễm sẽ bị người khác xa lánh. Bệnh trĩ có lây không? Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả như thế nào? Đây là thắc mắc mà các bác sĩ chuyên khoa của BacSiOnline.Org của chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Chào bác sĩ! Tôi vừa phát hiện ra mình bị bệnh trĩ cách đây 1 tuần. Khi đi đại tiện khó, tôi sờ và cảm nhận thấy búi trĩ đã lòi ra bên ngoài rồi. Vì bận nhiều việc cá nhân nên tôi vẫn chưa đi khám bệnh cụ thể. Không biết bệnh trĩ có lây không thưa bác sĩ? Tôi có hai con nhỏ nên không muốn bệnh trĩ lây sang hai cháu. Bác sĩ có thể cho tôi biết cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả được không? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ! (Kim Anh - Hải Dương)
Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thắc mắc của bạn được các bác sĩ giải đáp cụ thể như sau:
Bệnh trĩ có lây không?
Kim Anh thân mến! Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, đây là một bệnh lý thuộc vùng hậu môn trực tràng khá phổ biến. Theo con số thống kê chưa đầy đủ từ các chuyên gia y tế, có đến hơn 55% người bệnh trong độ tuổi từ 25 đến 55 tuổi đang mắc phải bệnh trĩ.
Bệnh trĩ được tạo thành do sự co dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi các mô này phồng lên do sưng viêm thì gọi là bệnh trĩ. Bệnh trĩ thường được phân ra làm hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội thường chịu lực nén bên trong nên có xu hướng sung huyết, chảy máu. Trĩ ngoại thì có huyết khối phát triển bên trong rất đau. Trĩ được coi là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh vùng hậu môn.
Với thắc mắc “bệnh trĩ có bị lây không?” mà bạn Kim Anh đưa ra, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Trĩ không phải là bệnh lây lan hay di truyền, vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm là bệnh trĩ không lây bạn nhé! Việc sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh cùng nhau không làm bệnh trĩ có thể lây lan sang người khác được.
Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình có thể cùng mắc bệnh trĩ là do chế độ ăn uống, sinh hoạt giống nhau. Việc ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, thói quen lười đi vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Vì thế, để mọi thành viên trong gia đình không mắc phải bệnh trĩ như bạn, thì việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt là điều rất cần thiết.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Bạn Kim Anh thân mến! Theo những thông tin mà bạn chia sẽ, thì bạn đang mắc phải bệnh trĩ rồi. Trước hết, chúng tôi khuyên bạn nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám và kiểm tra xem bạn đang bị bệnh trĩ ở mức độ nào. Tùy vào mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với mỗi người.
Bạn không nên chủ quan với những dấu hiệu của bệnh trĩ. Bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn. Thậm chí, đối với trường hợp nặng có thể gây ra ung thư hậu môn. Các biến chứng này đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Về cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả, các bác sĩ của chúng tôi có đưa ra một số cách như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước có tác dụng thanh lọc, hỗ trợ trao đổi chất và chống táo bón khá hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên ăn các loại rau củ giúp nhuận tràng như rau đay, rau mồng tơi, khoai tây, khoai lang… Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh tình trạng táo bón
Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để cơ thể và vùng cơ hậu môn được hoạt động hiệu quả.
Tạo thói quen đi vệ sinh nặng vào một khung giờ cố định mỗi ngày, không nên cố rặn hoặc dùng sức để cố đi vệ sinh. Nên xoa bụng theo vòng khung đại tràng để dễ đi đại tiện hơn.
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh nặng. Nhất là đối với phụ nữ, âm đạo của phụ nữ rất gần với hậu môn, chất bài tiết của âm đạo tiết ra nhiều có thể kích thích vùng da hậu môn và gây ra bệnh trĩ. Vì thế, vệ sinh hậu môn sạch sẽ là cách phòng ngừa bệnh trĩ rất hiệu quả.
Nên sử dụng các loại quần lót cotton với chất liệu mềm mại để tạo cảm giác thoải mái cho vùng hậu môn. Không nên sử dụng các loại quần làm bằng chất liệu nilon sẽ khó thoát hơi ẩm, tạo môi trường ẩm ướt cho vùng kín sẽ làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
Vừa rồi là các thông tin giải đáp thắc mắc “bệnh trĩ có lây không? Cách phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?”. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn Kim Anh trong quá trình điều trị bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline hotline để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp miễn phí bạn nhé!