Lần đầu đi khám hiếm muộn nên đi vào ngày nào?

Lần đầu đi khám hiếm muộn nên đi vào ngày nào? Quy trình khám hiếm muộn ra sao? Là câu hỏi mà rất nhiều cặp vợ chồng đang gặp khó khăn trong việc có con quan tâm hiện nay. Theo các chuyên gia, thời điểm đi khám vô sinh – hiếm muộn quyết định rất lớn đến tính chính xác của kết quả cũng như thời gian tiến hành thăm khám.

Chào bác sĩ! Tôi và chồng kết hôn gần 2 năm nay nhưng vẫn chưa có con. Mặc dù cả hai vẫn sinh hoạt đều đặn và không sử dụng biện pháp tránh thai. Vì hai bên nội ngoại và cả bản thân 2 vợ chồng đều rất sốt ruột, lo lắng nên chúng tôi quyết định sẽ nghỉ làm một ngày để đi khám vô sinh – hiếm muộn. Bác sĩ cho tôi hỏi lần đầu đi khám hiếm muộn nên đi vào ngày nào là thích hợp nhất? Mong nhận được câu trả lời sớm từ bác sĩ. Tôi cảm ơn!” (Linh Phương – 32 tuổi, Hà Nội).

khi nào nên đi khám hiếm muộn

Chào chị Linh Phương, việc cặp vợ chồng vẫn sinh hoạt bình thường, không sử dụng biện pháp nhưng vẫn không có con trong vòng 1 năm thì nên đi khám vô sinh - hiếm muộn. Trong trường hợp của chị đã gần 2 năm kể từ khi kết hôn thì 2 vợ chồng cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe sinh sản càng sớm càng tốt. Với câu hỏi của chị về lần đi khám hiếm muộn nên đi vào ngày nào, chúng tôi sẽ trả lời cụ thể phía dưới đây.

Hiếm muộn là gì? Nguyên nhân gây hiếm muộn ở cả nam và nữ?

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa hiếm muộn là tình trạng cặp vợ chồng không thể có thai sau 1 năm quan hệ tình dục bình thường mà không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào. Tổ chức này cũng chỉ ra, tỷ lệ hiếm muộn ở cả nam và nữ giới đều tương đương nhau. Theo đó, có khoảng 40% nguyên nhân hiếm muộn là do nam giới, 40% do nữ giới và 20% còn lại là do cả hai vợ chồng hoặc các nguyên nhân khác.

Nguyên nhân hiếm muộn ở chồng

Theo đó, nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới thường xuất phát từ các bất ổn của tinh trùng. Cụ thể như:

☑️ Tinh trùng ít, yếu, tinh trùng bị dị dạng.

☑️ Không có tinh trùng do tinh hoàn không sản xuất tinh trùng hoặc bị tắc đường dẫn tinh.

☑️ Không xuất tinh, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng do bị rối loạn xuất tinh…

Nguyên nhân hiếm muộn ở vợ

Hầu hết nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở vợ là do những bất ổn về buồng trứng và tử cung. Một số trường hợp thường gặp như:

☑️ Vợ mắc hội chứng buồng trứng đa năng, suy buồng trứng.

☑️ Tắc một bên hoặc cả 2 bên vòi trứng.

☑️ Cắt vòi trứng do từng mang thai ngoài tử cung.

☑️ Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.

☑️ Phụ nữ lớn tuổi(trên 35 tuổi) số lượng trứng và chất lượng trứng giảm dần khiến tỷ lệ đậu thai thấp hơn những người đang trong độ tuổi sinh sản.

Lần đầu đi khám hiếm muộn nên đi khám vào ngày nào thích hợp nhất?

Quay lại với câu hỏi của bạn Linh Phương về việc lần đầu đi khám hiếm muộn nên đi khám vào ngày nào?  Các chuyên gia nhận định, một số các xét nghiệm, chẩn đoán hiếm muộn chỉ cho kết quả chính xác nhất vào một thời điểm nhất định. Vì vậy, chú ý thời điểm khám hiếm muộn là cách giúp các cặp vợ chồng biết được chính xác nguyên nhân gây khó có con, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp,  tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

Theo đó, để kết quả thăm khám chính xác nhất, cả 2 vợ chồng cần chú ý đến các mốc thời điểm sau:

Thời điểm khám hiếm muộn ở người vợ:

Thông thường, khám hiếm muộn ở nữ giới sẽ bao gồm các hạng mục thăm khám sau:

☑️ Xét nghiệm máu

☑️ Siêu âm phụ khoa

☑️ Xét nghiệm đánh giá nội tiết buồng trứng (AMH, FSH, E2)

☑️ Chụp X – quang buồng tử cung, vòi trứng

☑️ Nội soi ổ bụng, buồng tử cung (nếu cần thiết)

Lần đầu đi khám hiếm muộn nên đi khám vào ngày nào? Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới quyết định rất lớn đến thời điểm khám hiếm muộn. Với các xét nghiệm đánh giá nội tiết buồng trứng, thời điểm thích hợp nhất là khi người vợ có kinh ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3. Đối với hạng mục nội soi buồng tử cung, ổ bụng, chụp X – quang, siêu âm phụ khoa, chị em có thể đến khám hiếm muộn khi vừa mới sạch kinh.

Thời điểm khám hiếm muộn ở người chồng:

Lần đầu đi khám hiếm muộn nên đi khám vào ngày nào? Theo các chuyên gia, thời điểm khám hiếm muộn ở người chồng không quá khắt khe như nữ giới. Thông thường, nam giới chỉ cần kiêng xuất tinh từ 3 – 5 ngày trước khi đi khám hiếm muộn.

Một số hạng mục thăm khám hiếm muộn mà nam giới cần thực hiện gồm:

☑️ Xét nghiệm tinh dịch đồ

☑️ Khám nam khoa

Đa phần, các hạng mục thăm khám hiếm muộn thường được thực hiện khi người vợ có kinh ngày thứ 2, thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.Vì vậy, lần đầu đi khám hiếm muộn nên đi vào ngày nào? Tốt nhất là cả 2 vợ chồng nên đi khám khi người vợ đang trong thời kỳ kinh nguyệt và người chồng không xuất tinh 3 – 5 ngày trước khi đi khám.

Quy trình khám hiếm muộn diễn ra như thế nào? Mất bao lâu?

Lần đầu đi khám vô sinh hiếm muộn, chắc hẳn các cặp vợ chồng sẽ lo lắng về quy trình khám hiếm muộn diễn ra như thế nào, mất bao lâu. Theo các chuyên gia, quy trình thăm khám này thường được tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Thăm khám sức khỏe

Ở bước đầu của quy trình khám hiếm muộn, bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe của 2 vợ chồng qua một số câu hỏi liên quan như:

  • Các bệnh đang gặp phải hoặc tiền sử bệnh của 2 vợ chồng.
  • Tần suất quan hệ, thời gian quan hệ.
  • Các biểu hiện bất thường của cơ thể

Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định cả người vợ và chồng thực hiện các bước thăm khám phụ khoa, nam khoa nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản.

Bước 2: Tiến hành các xét nghiệm, siêu âm cần thiết

Một số các hạng mục thăm khám, xét nghiệm nhằm kiểm tra tình trạng hiếm muộn ở cả nam và nữ sẽ được bác sĩ chỉ định. Theo đó, người vợ sẽ vào phòng thăm khám riêng để siêu âm tử cung, 2 phần phụ và các xét nghiệm đánh giá nội tiết buồng trứng. Người chồng sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn tới phòng khám nam để thử máu và làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Thời gian tiến hành các xét nghiệm này có thể mất tới vài tiếng đồng hồ.

Bước 3: Đọc kết quả, tư vấn hướng điều trị và hẹn lịch tái khám

Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ thông báo nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn. Từ đó, sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp, giúp các cặp vợ chồng nhanh chóng có con. Bệnh nhân cũng không quên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân được tốt nhất.

Thông thường, người vợ cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm, siêu âm hơn so với người chồng nên thời gian khám vô sinh – hiếm muộn có thể lâu hơn. Nhìn chung khám vô sinh – hiếm muộn là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền bỉ của các cặp vợ chồng. Thậm chí, người bệnh có thể phải đi lại nhiều lần trong thời gian dài để thăm khám. Vì vậy, các cặp vợ chồng cần lên kế hoạch rõ ràng, lâu dài khi đi khám và điều trị hiếm muộn.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia của bác sĩ online về thắc mắc “lần đầu đi khám hiếm muộn nên đi vào ngày nào?” Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các cặp vợ chồng yên tâm hơn khi đi khám hiếm muộn. Nếu cần chuyên gia tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe sinh sản, bạn đọc hãy liên hệ vào hotline 0386.977.199 hoặc click vào khung chat bên dưới màn hình.

  • Cập nhật: 31-08-2024
  • Lượt xem: 10852

Để lại đóng góp (comment)

OLM5