Những điều cần biết về bệnh đại tiện ra máu

Đại tiện ra máu là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý hậu môn thực tràng. Hầu hết tất cả mọi người đều ít nhất một lần gặp phải tình trạng đại tiện ra máu. Tuy nhiên, xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau mà dấu hiệu này sẽ gây ra những bệnh lý khác nhau đối với từng người bệnh. Theo thống kê từ các chuyên gia y tế, có đến hơn 50% bệnh nhân bị đại tiện ra máu trên tổng số các bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý về hậu môn thực tràng mỗi năm.  Tuy nhiên, đa phần người bệnh đều không nắm rõ những thông tin cần thiết về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật những điều cần biết về bệnh đại tiện ra máu đến với bạn đọc.

Đi ngoài ra máu không phải là chuyện hiếm gặp. Đây không phải là bệnh đơn, mà nó là dấu hiệu của nhiều dạng bệnh khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, dấu hiệu bệnh này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Những điều cần biết về bệnh đại tiện ra máu

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì? Triệu chứng đại tiện ra máu

Đi đại tiện ra máu là triệu chứng bất thường, xảy ra ở vùng hậu môn thực tràng. Bệnh biểu hiện dưới dạng chảy máu sau phân, trong phân có lẫn máu. Ở một số trường hợp, máu lẫn trong phân ít nên rất khó thấy, phải nhờ xét nghiệm mới tìm được máu ẩn trong phân.

Trong phân có máu thường được gọi là chảy máu thực tràng, xảy ra ở đoạn trên hoặc đoạn dưới đường tiêu hóa. Máu có thể có màu đỏ thẫm, đỏ đen hoặc đỏ tươi. Tùy thuộc vào từng bệnh lý, bộ phận mắc bệnh mà lượng máu và thời gian đọng máu ở phân cũng hoàn toàn khác nhau.

Ở một số trường hợp, người bệnh thường có thể gặp phải hiện tượng đại tiện ra máu màu đen hắc ín. Theo các bác sĩ chuyên môn, tình trạng này được gọi là xuất huyết đường ruột hoặc do thay đổi các thành phần hóa học trong máu, hay còn gọi là melena.

Nguyên nhân đại tiện ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân đại tiện ra máu, xuất phát từ chế độ ăn uống hoặc các bệnh lý khác nhau như:

Đại tiện ra máu do bị táo bón

Táo bón là tình trạng khó đi ngoài, đi phân khô cứng, luôn trong cảm giác buồn mà không thể đi được. Khi đi ngoài bắt buộc người bệnh phải rặn mạnh. Hơn 80% bệnh nhân bị táo bón đều gặp phải dấu hiệu đại tiện ra máu. Bệnh táo bón thường gặp phải ở người già và những người béo, táo bón lâu ngày là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

Đại tiện ra máu do mắc bệnh trĩ

Đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng sớm và điển hình của bệnh trĩ. Đối với bệnh nhân bị trĩ, khi đi đại tiện thường có máu lẫn trong phân hoặc kết dính lại ở giấy vệ sinh. Bệnh được tạo thành do sự co giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi các mô này sưng viêm lên thì hình thành các búi trĩ. Bên cạnh dấu hiệu đi đại tiện ra máu, người bệnh thường có cảm giác ngứa hậu môn, đau rát và gây khó chịu cho người bệnh.

Đại tiện ra máu do bị nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn

Khi bị táo bón, bệnh nhân rặn nhiều gây sưng và phù nề hậu môn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm và nứt kẻ hậu môn. Triệu chứng điển hình của bệnh, là người bệnh thường xuyên đi ngoài ra máu đỏ tươi, máu nhỏ giọt, gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Đại tiện ra máu do mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Triệu chứng đại tiện ra máu có thể xuất phát từ các bệnh về đường tiêu hóa, máu thường có màu đỏ đen hoặc đỏ thẫm.

Đại tiện ra máu do mắc bệnh polyp thực tràng

Polyp thực tràng là bệnh do đột biến gen làm các tế bào không bình thường phát triển thành polyp. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên. Dấu hiệu thường thấy nhất ở các bệnh nhân mắc bệnh là chảy máu từ trong thực tràng, đại tiện ra máu và có khá nhiều máu lẫn trong phân. Đối với các polyp lớn có thể gây đau quặn bụng hoặc gây tắc ruột cho người bệnh.

Đại tiện ra máu do mắc bệnh ung thư đại thực tràng

Triệu chứng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng sớm gặp của bệnh ung thư đại thực tràng. Người bệnh thường xuyên bị đi ngoài ra máu đỏ tươi, lượng máu lẫn trong phân khá ít. Bệnh ung thư đại thực tràng là kết quả từ sự phát triển của bệnh polyp thực tràng. Ngoài hiện tượng đi ngoài ra máu, bệnh nhân bị ung thư đại thực tràng còn gặp phải các triệu chứng khác như đi tiểu không tự chủ, táo bón, chướng bụng…

Những tác hại của bệnh đại tiện ra máu

Tình trạng đi đại tiện ra máu nếu như thường xuyên diễn ra sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tình trạng này sẽ sẵn sàng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Những nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải như:

Đi ngoài ra máu ra máu nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất máu, từ đó kéo theo tình trạng tụt huyết áp, mạch đập nhỏ và khó bắt, có thể sẽ bị ngất xỉu... Bởi vì hay bị mất máu nên cơ thể xanh xao và chân tay bị lạnh, cơ thể trở nên mệt mỏi.

Gây ngứa ngáy, khó chịu và viêm nhiễm ở vùng hậu môn. Việc đi ngoài ra máu nhiều sẽ có thể gây nên các chứng u nang hậu môn, sa trực tràng, dẫn đến biến chứng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.

Cách chữa tình trạng đi ngoài ra máu

Sử dụng cây rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng tốt đối với những người hay bị đi ngoài ra máu, người bị bệnh trĩ. Rửa sạch rau diếp cá và ngâm với nước muối pha loãng, sau đó sẽ xay nhuyễn với 1 lý nước và uống trước khi ăn khoảng 1 giờ. Có thể áp dụng 2 lần vào buổi sáng và tối trong 3 ngày liên tiếp thì tình trạng ra máu sẽ được cải thiện.

Sử dụng lá ngải cứu

Lá ngải cứu có khả năng chữa nhiều bệnh về đường tiêu hóa như bệnh trĩ, đi ngoài ra máu, táo bón,…Lá ngải cứu có vị đắng và có tác dụng khám viêm, giảm đau và nhuận tràng.

Dùng thuốc đắp bên ngoài: Lá ngải cứu rửa sạch, ngâm quá nước muối để diệt khuẩn, sau đó thì cắt nhỏ ngải cứu và đem ra giã nát, đắp vào vùng hậu môn. Cố định bằng gạc trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Bị đại tiện ra máu cần lưu ý gì?

Đại tiện ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp đi ngoài ra máu rất khó quan sát được bằng mắt thường. Khi thấy máu chảy nhiều thì bệnh đã ở giai đoạn nặng rồi. Vì thế, khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn như ngứa ngáy hậu môn, đại tiện khó, đại tiện ra máu… Người bệnh nên chủ động gặp bác sĩ để thăm khám tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng đi ngoài ra máu.

Bất cứ nguyên nhân nào của hiện tượng đại tiện ra máu đều cần được giải quyết sớm. Khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ soi hậu môn để phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh trĩ. Đối với những trường hợp nặng hơn thì sẽ tiến hành nội soi đại tràng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, sẽ có từng phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng đại tiện ra máu, các bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ. Xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Không nên sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê… Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu…

Tập đi đại tiện vào một khung giờ cố định, không nên rặn hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.

Hy vọng, những thông tin về bệnh đại tiện ra máu mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với phòng khám qua hotline  hotline để được tư vấn và giải đáp miễn phí nhé!

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 7276

Để lại đóng góp (comment)

J349