Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là một trong những hiện tượng khá phổ biến và đa số mọi người đều từng mắc phải ít nhất 1 vài lần trong đời. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các căn bệnh thuộc tuyến tiêu hóa dưới. Chính vì vậy, bacsionline.org luôn khuyến cáo mọi người cần hết sức cẩn trọng với triệu chứng bất thường này và sớm có các biện pháp khắc phục, xử lý khoa học, kịp thời để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì? Mời các bạn cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây của bác sĩ Nguyễn Lương Xu về vấn đề này.

Đi ngoài ra máu, không đau có phải là bệnh trĩ?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là tình trạng bệnh nhân khi đi vệ sinh thấy xuất hiện máu tươi đi kèm. Chúng có thể lẫn trong phân hoặc ở bên ngoài. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý hoặc tổn thương mà số lượng máu có thể thay đổi. Một số thấy máu chảy rất kín đáo, chỉ thấm vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên, cũng có không ít bệnh nhân thấy máu chảy thành dòng, giọt lớn. Dù đại tiện ra máu nhưng người bệnh lại không cảm thấy đau đớn, khó chịu. 

Bacsionline.org cho biết: Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau tại hậu môn - trực tràng. Trong đó phải kể đến như bệnh trĩ, bệnh polyp hậu môn, viêm loét đại trực tràng, thậm chí là u hoặc ung thư trực tràng….. Cụ thể như sau:

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau do bệnh trĩ nội

Có thể nói, đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng sớm và điển hình nhất của bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội. Ban đầu, số lượng máu chảy ra khá ít, người bệnh chỉ vô tình phát hiện được khi nhìn vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên càng về sau, khi kích thước các búi trĩ lớn thì tình trạng chảy máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu chảy thành dòng và giọt lớn. Thậm chí, khi đi lại, đứng hoặc ngồi xổm quá lâu cũng có thể bị chảy máu hậu môn.

Các búi trĩ nội có gốc ở phía trên đường lược, cuối trực tràng và không chứa dây thần kinh cảm giác. Vì vậy, chúng không gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Hơn thế nữa trong giai đoạn đầu tiên, các búi trĩ chỉ ở sâu bên trong hậu môn nên việc phát hiện ra bệnh càng trở nên khó khăn hơn. Từ đó, gây trở ngại cho công tác điều trị.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau do bệnh polyp đại trực tràng.

Polyp đại trực tràng là hiện tượng tăng sinh quá mức của niêm mạc tại đại tràng, trực tràng dẫn tới việc hình thành các khối polyp. Bacsionline.org đánh giá đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến thành ung thư đại trực tràng gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là triệu chứng sớm của căn bệnh này. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể thấy máu xuất hiện lẫn trong phân hoặc cùng với chất nhầy. Ngoài ra, không có biểu hiện cụ thể nào khác. Từ đó, việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể thấy các khối polyp sa ra ngoài và số lượng máu chảy nhiều hơn. Nếu không kiểm soát được có thể dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau do viêm đại trực tràng

Viêm loét đại trực tràng cũng là nguyên nhân dẫn tới đại tiện ra máu tươi ở không ít bệnh nhân. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc màu đen cùng với chất nhầy lẫn trong phân.

Ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân có thể bị đau bụng dưới, sốt cao. Tuy nhiên, không đau rát hậu môn. Bệnh viêm đại trực tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp đại tràng, áp xe hậu môn….

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau do ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là căn bệnh nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, bệnh rất khó phát hiện. Vì chỉ có triệu chứng sớm là đi ngoài ra máu tươi và lẫn với ít chất nhầy.

Bệnh ung thư đại trực tràng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính, môi trường sống và làm việc. Vì vậy, bất cứ ai bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau đều phải hết sức cảnh giác.

Ngoài ra, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau còn do xuất huyết đường tiêu hóa hoặc táo bón kéo dài…

Hi vọng với lời giải đáp của bacsionline.org về đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì? đã giúp các bạn nhận thức được mức độ nguy hiểm của hiện tượng này. Từ đó, chủ động tầm soát hoặc đối phó ngay khi phát hiện ra. Tuyệt đối không nên chủ quan, xem nhẹ dấu hiệu bất thường từ cơ thể. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên xử lý ra sao với hiện tượng này, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ online để nhận được tư vấn miễn phí.

  • Cập nhật: 31-08-2024
  • Lượt xem: 9136

Để lại đóng góp (comment)

OXBN