Bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Có nguy hiểm đến sức khỏe không?
-
Cập nhật: 21-02-2023
-
Tham vấn: Bác sĩ Chuyên Khoa I
-
Lượt xem: 4559
Bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Có gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh không? Đây là những băn khoăn mà của khá nhiều độc giả đã gửi đến chuyên trang BacsiOnline.Org của chúng tôi trong thời gian qua. Với tâm lý lo sợ bệnh sẽ lây nhiễm cho mọi người xung quanh, đã có rất nhiều người bệnh tự khép mình, ngại giao tiếp với người khác chỉ vì sợ lây bệnh. Vậy thực chất bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các bác sĩ với nội dung như sau:
Chào bác sĩ! Thời gian qua, chuyên trang BacsiOnline.Org của chúng ta nhận được khá nhiều câu hỏi của người bệnh xoay quanh bệnh chàm tổ đỉa. Hầu hết các nội dung câu hỏi đều đề cập đến vấn đề rằng bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Có gây nguy hiểm đến sức khỏe không? Đây là câu hỏi tổng hợp từ rất nhiều địa chỉ hòm thư khác nhau, chứng tỏ vấn đề này được rất nhiều người bệnh quan tâm. Vậy không biết bệnh chàm tổ đỉa có lây không thưa bác sĩ?
Trả lời: Chào bạn! Rất cảm ơn câu hỏi mà bạn đã đặt ra cho chúng tôi. Đối với vấn đề về bệnh chàm tổ đỉa, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Bệnh chàm tổ đỉa có lây không?
Bệnh chàm tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm, có tên khoa học là Pompholyx hay dyshidrotic eczema. Đây là bệnh ngoài da thường xuất hiện nhiều ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Bệnh chàm tổ đỉa thường khởi phát đột ngột, các nốt mụn nước chứa dịch ẩn sâu dưới da gây ngứa ngáy dai dẳng. Bệnh chàm tổ đỉa thường có xu hướng dễ tái phát, nó sẽ trở thành căn bệnh mãn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Với thắc mắc “bệnh chàm tổ đỉa có lây không?”, chúng tôi có thể khẳng định bệnh chàm tổ đỉa là căn bệnh không lây nhiễm. Vì thế, người bệnh không nên lo lắng hoặc tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Tuy không lây nhiễm sang người khác nhưng bệnh chàm tổ đỉa có xu hướng lây lan sang các vùng da khác khi người bệnh gãi mạnh, khiến các nốt mụn nước vỡ ra, gây viêm nhiễm vùng da xung quanh, nếu nhiễm trùng lan rộng có thể gây ra các bọc mủ trên da. Càng gãi nhiều, cành chà xát mạnh thì vùng da bị chàm tổ đỉa sẽ càng ngứa và xuất hiện các nhiều nốt mụn nước hơn. Bên cạnh đó, nếu không có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ có xu hướng phát triển các vết sang thương nhiều hơn. Việc tiếp xúc với nguồn nước bẩn, các chất tẩy rửa hóa học, sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, dị ứng thức ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh ngày một nặng hơn. Ngoài ra, bệnh chàm tổ đỉa cũng có thể xuất hiện ở những đối tượng có cơ địa mẩn cảm, những người bị nhiễm khuẩn ở da, rối loạn dây thần kinh giao cảm…
Các nốt mụn nước do bệnh chàm tổ đỉa gây ra không vỡ đi như mọi người vẫn nghĩ. Thực chất, chúng chỉ xẹp đi, teo lại sau đó bong ra thành một lớp da bong tróc, sần sùi. Về sau, khi lớp da này bong đi sẽ để lộ một lớp da non màu hồng trên da.
Bệnh chàm tổ đỉa là căn bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác. Nhưng nó là bệnh da liễu rất dễ mắc phải. Vì thế, mọi người nên chủ động phòng tránh bảo vệ da trước những tác nhân gây ra bệnh chàm tổ đỉa.
Lời khuyên từ bác sĩ về bệnh chàm tổ đỉa
Như chúng tôi vừa phân tích ở trên, bệnh chàm tổ đỉa không phải là bệnh lây nhiễm. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng bệnh chàm tổ đỉa gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh chàm tổ đỉa có thể tiến triển thành chàm hóa, khiến bệnh ngày một phức tạp và gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
Vì thế, khi phát hiện thấy mình có những dấu hiệu của bệnh chàm tổ đỉa, chúng tôi khuyên các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh một cách kịp thời, hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ viêm nhiễm trên da, mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Lưu ý: Người bệnh không nên chủ quan và tự ý điều trị bệnh tại nhà khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ. Việc tự ý uống thuốc, bôi thuốc hay thậm chí là sử dụng các phương pháp dân gian để chữa bệnh chàm tổ đỉa không những không chữa được bệnh một cách dứt điểm, mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm cho da. Đã có rất nhiều người bệnh đến bệnh viện chữa bệnh chàm tổ đỉa trong tình trạng da bị viêm loét và tổn thương nặng do việc tự ý sử dụng thuốc. Hậu quả là không những gây khó khăn cho việc chữa bệnh mà còn để lại sẹo trên da.
Chính vì thế, khi bị bệnh chàm tổ đỉa, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo hướng hiệu quả. Ngoài ra, nên giữ vệ sinh vùng da bị bệnh để tránh nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không nên gãi, nặn làm vỡ các nốt mụn nước trước da. Trong quá trình điều trị bệnh, nên hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa và các tác nhân gây bệnh khác.
Vừa rồi là những giải đáp cho thắc mắc “bệnh chàm tổ đỉa có lây không?”. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí nhé!
Rất cảm ơn bác sĩ về buổi trò chuyện, chúc bác sĩ có nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống!