Có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không?

Có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không? Đau bụng dưới khi mang thai là một trong những dấu hiệu đáng lo ngại với nhiều thai phụ. Nhất là những chị em phụ nữ mang thai lần đầu, chưa có kinh nghiệm trong vấn đề thai nghén. Vậy có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không? Đây là thắc mắc được rất nhiều thai phụ quan tâm. Đó cũng là câu hỏi của bạn Quỳnh Nga gửi về bác sĩ online với nội dung như sau:

Đau bụng dưới khi mang thai có sao không?

Chào bác sĩ! Tôi năm nay 24 tuổi và đang mang thai lần đầu. Tính đến thời điểm hiện tại thì tôi đang mang thai ở tháng thứ năm. Trước đó, tôi không hề gặp phải bất cứ dấu hiệu bất thường nào cả. Tuy nhiên, hơn một tuần trở lại đây, tôi thường xuyên có cảm giác đau bụng dưới bên trái. Liệu có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không thưa bác sĩ? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ!

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho bác sĩ online. Thắc mắc của bạn được các bác sĩ giải đáp như sau:

Có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không?

Bạn thân mến! Hiện tượng đau bụng khi mang thai là một triệu chứng thường xuyên xảy ra trong thai kỳ. Khi thai nhi lớn, đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ to ra để kịp cho bé phát triển. Hai dây chằng tròn hai bên căng và lớn ra, khi thai phụ vận động hoặc di chuyển sẽ kéo theo dây chằng căng và giãn nhiều hơn, gây đau bụng cho thai phụ.

Vậy có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không? Theo đánh giá từ các bác sĩ sản khoa, đau bụng dưới bên trái khi mang thai là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, nó còn cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Cụ thể, đau bụng dưới khi mang thai là dấu hiệu của những bệnh lý như: 

- Táo bón khi mang thai

Táo bón là một trong những bệnh lý phổ biến của thai phụ khi mang thai. Khi mang thai, hormone progesterone tăng lên trong thai kỳ, làm chậm toàn bộ đường tiêu hóa của thai phụ, làm cho thực phẩm đi chậm hơn qua đường tiêu hóa. Điều này dẫn đến tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Để chống táo bón, bạn hãy uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ. 

- Thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung hoặc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Mang thai ngoài tử cung là trường hợp trứng cấy vào một nơi nào đó khác ngoài tử cung, thường gặp nhất ở ống dẫn trứng.

Phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung bao gồm những người đã từng mang thai ngoài tử cung, hoặc đã phẫu thuật vùng chậu, bụng, vòi trứng và những người đã mắc phải các bệnh lý như: lạc nội mạc tử cung, thắt ống dẫn trứng, đặt vòng tránh thai tại thời điểm thụ thai, hoặc nhiễm trùng, viêm vùng chậu. Một tử cung có hình dạng bất thường và sử dụng các kỹ thuật sinh sản nhân tạo dường như cũng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Vậy có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không? Nếu trường hợp đau bụng dưới bên trái do mang thai ngoài tử cung sẽ rất nguy hiểm bạn nhé!

- Sẩy thai

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thường có nguy cơ cao bị sảy thai cao. Trong đó, đau bụng dưới bên trái khi mang thai kèm theo các cơn đau dữ dội thường là dấu hiệu của hiện tượng sảy thai ở phụ nữ. Các triệu chứng của sẩy thai bao gồm chảy máu, đau bụng dưới bên trái, chuột rút…

- Sinh non

Nếu bạn trải qua các cơn co thắt đều đặn trước khi bạn mang thai 37 tuần và bạn bị đau lưng kéo dài, đây được xem là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Các cơn co thắt có thể có hoặc không kèm theo rò rỉ dịch âm đạo hoặc máu hoặc giảm chuyển động của thai nhi. Trong đó, khi chuyển dạ sớm, phụ nữ thường có triệu chứng đau bụng dưới bên trái từ âm ỉ đến dữ dội.

- Bong nhau thai

Nhau thai là nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nó thường cấy cao trên thành tử cung và không tách ra cho đến khi em bé được sinh ra. Trong những trường hợp hiếm gặp, thì nhau thai có thể tách ra khỏi thành tử cung, một biến chứng nguy hiểm, thường gặp nhất trong ba tháng cuối. Cơn đau do vỡ nhau thai là "nghiêm trọng, liên tục, dần dần làm đau bụng dưới". Tử cung của bạn có thể trở nên cứng, chảy máu đỏ sẫm, không có cục máu đông. Trong một số trường hợp, một số người phụ nữ có thể chuyển dạ khi nhau thai tách ra, trong trường hợp đó, thai phụ sẽ được mổ để lấy thai khẩn cấp. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này bao gồm những người có tiền sử bị vỡ nhau thai hoặc những người bị huyết áp cao, tiền sản giật và chấn thương bụng. Trong trường hợp này, tình trạng có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thai phụ.

- Tiền sản giật

Tiền sản giật và các rối loạn tăng huyết áp khác có khoảng từ 10 đến 15% ở phụ nữ mang thai. Tiền sản giật có thể phát triển bất cứ lúc nào sau 20 tuần mang thai, đó là một lý do tại sao bác sĩ luôn phải kiểm tra huyết áp của thai phụ mỗi khi khám thai. Tiền sản giật được đặc trưng bởi huyết áp cao và lượng protein tăng trong nước tiểu. Bởi vì huyết áp cao làm hạn chế các mạch trong tử cung cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, làm cho sự tăng trưởng của em bé có thể bị chậm lại. Tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ phá nhau thai, trong đó nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh. Khi tiền sản giật nặng, nó có thể đi kèm với các dấu hiệu như: đau bụng dưới bên trái, buồn nôn, đau đầu, sưng và rối loạn thị giác

- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Có khoảng 10% thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) tại một số thời điểm trong thai kỳ của họ. Các triệu chứng điển hình bao gồm đi tiểu đột ngột, đau hoặc rát khi đi tiểu và đi tiểu ra máu, đau bụng dưới bên trái… Đánh giá từ các chuyên gia y tế chỉ ra rằng: Mối liên hệ với UTI khi mang thai là chúng có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non. Đó là một lý do tại sao bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu của bạn mỗi lần khám, để kiểm tra các dấu hiệu vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng tiểu.

- Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể khó chẩn đoán trong thai kỳ, bởi vì khi tử cung mở rộng, ruột thừa kéo lên và có thể đứng gần rốn hoặc gan. Đó là một trong những lý do khiến phụ nữ có nguy cơ tử vong cao hơn do viêm ruột thừa khi mang thai. Mặc dù dấu hiệu thông thường của viêm ruột thừa là đau ở góc phần tư phía dưới bên phải của bụng, có thể đau bụng dưới bên trái hoặc các triệu chứng khác như buồn nôn, sốt cao. Có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không? Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh viêm ruột thừa sẽ khá nguy hiểm bạn nhé!

- Sỏi mật

Sỏi trong túi mật là bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt đối với những phụ nữ thừa cân. Cơn đau do sỏi mật (còn gọi là viêm túi mật) thường tập trung ở góc phần tư phía trên bên trái của bụng. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể tỏa ra xung quanh lưng và dưới xương bả vai.

Lời khuyên của bác sĩ khi bị đau bụng dưới trong lúc mang thai

Bạn Quỳnh Nga thân mến! Với thắc mắc “có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không?” Chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay các cơ sở uy tín, chất lượng, gặp trực tiếp bác sĩ sản khoa để trao đổi thông tin cụ thể. Hãy liên hệ cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

- Đau bụng có hoặc không chảy máu trước 12 tuần

- Chảy máu hoặc chuột rút mạnh

- Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ

- Đau bụng nặng

- Rối loạn thị giác

- Đau đầu dữ dội

- Sưng nặng tay, chân hoặc mặt

- Đau khi đi tiểu, tiểu khó, hoặc tiểu ra máu

Để góp phần làm giảm đau bụng dưới bên trái khi mang thai, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Ăn nhiều bữa nhỏ

- Tập thể dục thường xuyên, điều độ

- Chọn thực phẩm giàu chất xơ (bao gồm trái cây, rau xanh)

- Uống nhiều nước

- Làm trống bàng quang của bạn thường xuyên

- Nghỉ ngơi thường xuyên

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “có bầu đau bụng dưới bên trái có sao không?” gửi đến bạn Quỳnh Nga. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp miễn phí nhé!

  • Cập nhật: 31-08-2024
  • Lượt xem: 9886

Để lại đóng góp (comment)

TLV1