Viêm cổ tử cung là gì? Nguyên nhân & triệu chứng

Theo thống kê từ các chuyên gia y tế, có hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 30 đến 50 mắc phải các bệnh phụ khoa. Trong đó, viêm cổ tử cung là căn bệnh khá phổ biến. Vậy viêm cổ tử cung là gì? nguyên nhân gây viêm cổ tử cung như thế nào? Triệu chứng của viêm cổ tử cung thường gặp là gì? Bài viết dưới đây sẽ đề cập những thông tin liên quan đến căn bệnh này.

Thưa bác sĩ! Em gần đây thường bị đau mỗi khi quan hệ với chồng. Em còn có biểu hiện bị chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên lượng máu ra không nhiều như máu kinh. Vùng kín còn xuất hiện khí hư có màu vàng xanh, đặc như mủ. Thêm vào đó là mỗi khi em đi tiểu tiện thấy rát và đau nữa ạ. Trước đây em có đi phá thai bằng kovax nhưng được khoảng 10 tháng rồi ạ. Vậy, bác sĩ cho em hỏi tình trạng của em có phải là mắc phải bệnh viêm cổ tử cung rồi không? Em chưa gặp phải bệnh này lần nào nhưng tìm hiểu các triệu chứng của em trên mạng thì thấy rất giống ạ. Có phải nguyên nhân gây viêm cổ tử cung là do em đã nạo phá thai không? Và chần đoán thế nào? Trường hợp của em nên làm thế nào? Rất mong các bác sĩ sớm giải đáp giúp em. Em cảm ơn bác sĩ nhiều lắm. (Mai Hà - Hà Nội)

Viêm cổ tử cung là bệnh gì?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho phòng khám chúng tôi. Dưới đây chúng tôi xin dành để giải đáp những thắc mắc này giúp cho bạn.

Viêm cổ tử cung là gì?

Bạn thân mến! Cổ tử cung là phần tiếp giáp với eo tử cung còn đầu chúc vào âm đạo. Nó nằm phía trước phần trên âm đạo và phần dưới sau bàng quang, hai bên là đáy dây chằng có niệu quản và bó mạch thần kinh đi qua. Khi chưa sinh nở, cổ tử cung trơn láng, mật độ chắc; sau đẻ cổ tử cung rộng ra theo chiều ngang và có mật độ mềm. Cổ tử cung thống với buồng tử cung bởi lỗ trong cổ tử cung và thông với âm đạo qua lỗ ngoài cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung là tình trạng sưng viêm hoặc nhiễm trùng cổ tử cung, nó là phần mô dày nối tử cung với âm đạo. Viêm cổ tử cung là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh phụ khoa. Tình trạng sưng viêm, nhiễm khuẩn này xuất phát từ các loại vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Viêm cổ tử cung được phân ra làm 2 dạng cấp tính và mãn tính. Đối với tình trạng viêm cổ tử cung cấp tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cổ tử cung mãn tính.

Viêm cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa không khó chữa. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của tử cung và âm đạo. Khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, giang mai, và nguy hiểm hơn là bệnh HIV/AIDS.

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung?

Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Lan cho biết: Nguyên nhân gây bệnh viêm cổ tử cung có nhiều, những nguyên nhân gây viêm cổ tử cung điển hình nhất phải kể đến gồm có.

Quan hệ với nhiều người rất dễ mắc phải bệnh viêm cổ tử cung

Bệnh viêm cổ tử cung có thể xảy ra với phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhất là phụ nữ ở độ tuổi trên 25. Theo thống kê từ các chuyên gia y tế, phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 50 là những người rất dễ mắc bệnh viêm cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung do nạo phá thai: Phá thai là hành động rất dễ gây ra những tổn thương cho cổ tử cung. Theo các bác sĩ phụ khoa tỷ lệ mắc viêm cổ tử cung ở phụ nữ đã đi nạo phá thai cao gấp 23 lần so với những chị em phụ nữ chưa nạo phá thai lần nào.

Do các thủ thuật phụ khoa như khám phụ khoa không đúng cách (đặt biệt là khám phụ khoa bằng mỏ vịt), hoặc do chị em phụ nữ bị dị ứng với vòng tránh thai.

Dễ gặp phải ở những phụ nữ đã từng sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần.

Dễ gặp ở chị em phụ nữ có nhiều hơn một đối tác tình dục. Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người rất dễ khiến chị em phụ nữ gặp phải các bệnh xã hội. Và theo các chuyên gia thì một trong những tác nhân gây nên bệnh viêm cổ tử cung là do bị nhiễm lậu hoặc chlamydia. Do vậy, bệnh dễ gặp đối với những chị em phụ nữ có mối quan hệ tình dục phức tạp với nhiều người.

Dễ gặp ở những chị em phụ nữ đang bị viêm âm đạo. Âm đạo nối liền với tử cung, do đó khi bị viêm âm đạo rất dễ lây nhiễm ngược dòng gây viêm cổ tử cung. Đây chính là lý do khiến chị em phụ nữ khi bị viêm âm đạo nguy cơ mắc phải viêm cổ tử cung sẽ cao hơn rất nhiều so với những chị em bình thường khác.

Triệu chứng của viêm cổ tử cung

Chị em phụ nữ có thể dựa vào những triệu chứng bất thường của cơ thể để bước đầu chẩn đoán sơ bộ mình có nguy cơ gặp phải bệnh viêm cổ tử cung hay không. Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm cổ tử cung gồm có:

Ra nhiều khí hư có màu vàng hoặc màu vàng xanh ở một số chị em khí hư có màu trắng hoặc trắng đục, đôi khi còn kèm theo mủ.

Chảy máu âm đạo bất thường.

Là tình trạng viêm nhiễm ở tinh hoàn do vi rút, vi khuẩn, tạp trùng gây nên. Khi tinh hoàn bị viêm, nam giới thường bị sưng tấy, đau nhức tinh hoàn, kèm theo hiện tượng sốt cao, tiểu buốt, tiểu khó.

Quan hệ tình dục bị đau.

Đi tiểu buốt, tiểu rắt.

Chẩn đoán bệnh viêm cổ tử cung như thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh viêm cổ tử cung là việc làm cần thiết để nhận biết chính xác người phụ nữ có đang mắc phải viêm cổ tử cung hay không? Để từ đó có thể đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.

Chẩn đoán bệnh viêm cổ tử cung của các bác sĩ

Khi bạn đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám xác định xem bản thân có bị viêm cổ tử cung hay không? các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số thủ tục sau:

Khám vùng chậu để phát hiện ra viêm cổ tử cung

Tiểu sử của bạn

Bạn có thể được hỏi về lịch sử bị bệnh trước đó như là: biện pháp tránh thai gần đây bạn dùng là gì? lịch sử quan hệ tình dục của bạn ra sao? và tiền sử mang thai cũng như sinh con của bạn trước đó... Đây là bước cơ bản để xác định rằng bạn có nguy cơ bị nhiễm viêm cổ tử cung cao hay là thấp.

Khám xương chậu

Khám xương chậu sẽ được thực hiện theo các bước:

Các bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt vào âm đạo để giữ các vách ngăn âm đạo với nhau. Từ đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung và các thành âm đạo xem có bị kích thích đỏ, chảy máy bất thường, lở loét hoặc sưng tấy hay không.

Bác sĩ sẽ lấy mẫu để làm các xét nghiệm Pap smear từ cách dịch tiết quanh cổ tử cung để loại trừ các bệnh ung thư cũng như các u ác tính ở cổ tử cung, ngoài ra bác sĩ cũng lấy các mẫu dịch cần thiết để làm xét nghiệm bệnh lậu và Chlamydia.

Các cơ quan vùng chậu sau đó sẽ được kiểm tra bằng tay. Bác sĩ sẽ đưa hai ngón tay vào âm đạo. Dùng tay để ấn vào thành âm đạo và cổ tử cung. Cách này giúp các bác sĩ định vị được vị trí của tử cung và cổ tử cung. Đồng thời, kiểm tra xem người bệnh có bị đau bất thường tại những vị trí này hay không.

Từ việc lấy mẫu xét nghiệm, quan sát tử cung, cổ tử cung kết hợp với thăm khám bằng tay và tiền sử bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất cho người bệnh.

Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung

- Quan sát thấy cổ tử cung bất thường các bác sĩ có thể cho tiến hành lấy mẫu sinh thiết và lấy mẫu mô để tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết.

- Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tiến hành soi cổ tử cung. Đây là một thủ tục đơn giản sử dụng một dụng cụ giống như ống nhòm để quan sát bề mặt của cổ tử cung. Do có độ phóng cho nên các bác sĩ sẽ nhìn thấy được những bất thường dù nhỏ nhất tại tử cung và cổ tử cung của người phụ nữ mà mắt thường không thể phát hiện ra được. Từ đó đưa ra những kết luận chính xác cho người bệnh.

Mai Hà thân mến! ở trên chúng tôi vừa đưa ra những thông tin cơ bản về bệnh viêm cổ tử cung. Trường hợp của bạn các bác sĩ chuẩn đoán bước đầu là bạn đang gặp phải bệnh viêm cổ tử cung rồi. Tuy nhiên, chỉ dựa vào những triệu chứng thì kết quả có thể không được chuẩn xác nhất. Để biết chắc chắn mình có bị viêm cổ tử cung hay không các bác sĩ khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và làm các xét nghiệm như chúng tôi vừa đưa ra ở trên nhé. Sau khi đã được thăm khám và làm các xét nghiệm thì bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất về bệnh của bạn. Trường hợp bạn bị bệnh viêm cổ tử cung các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các phương pháp điều trị hiệu quả phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng.

Mọi thắc mắc về bệnh viêm cổ tử cung hoặc các bệnh phụ khoa khác các bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline. Hoặc các bạn có thể chát trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi tại Website: https://bacsionline.org/ để sớm nhận được những tư vấn từ bác sĩ.

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 9580

Để lại đóng góp (comment)

JB38