Bị rong kinh có ảnh hưởng gì không?

Bị rong kinh có ảnh hưởng gì không là thắc mắc mà các bác sĩ Online nhận được nhiều nhất trong tuần vừa qua. Hôm nay, các bác sĩ Online sẽ dành bài viết này để giải thích cho những thắc mắc như "Rong kinh có nguy hiểm không?" hay "rong kinh có ảnh hưởng gì không?",...

Chào bác sĩ Online, em đang có một vấn đề nghiêm trọng về chu kỳ kinh nguyệt cần được các bác sĩ giải đáp ạ. Em năm nay 27 tuổi, chưa kết hôn. Trước kia kinh nguyệt của em rất đều đặn, mỗi khi tới tháng chỉ bị đau bụng kinh nhẹ, máu kinh ra cũng vừa phải và kinh nguyệt chỉ kéo dài 4 ngày là hết rồi ạ. Tuy nhiên, khoảng 4 tháng trở lại đây em tháng nào cũng bị rong kinh kéo dài nhiều ngày. Tháng này, kinh nguyệt của em còn kéo dài tận 15 ngày. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày khiến em mệt mỏi, mất tập trung cho công việc và ngại đi ra ngoài. Lượng máu kinh ra rất nhiều, thỉnh thoảng còn xuất hiện máu kinh bị vón cục. Không biết bị rong kinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản không bác sĩ. Năm sau em sẽ kết hôn và định sinh em bé luôn. Do đó, rất mong các bác sĩ sớm giải đáp và cho em lời khuyên ạ. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều. (Minh Trang - Hà Nội).

Rong kinh có ảnh hưởng gì không

Minh Trang thân mến! Bác Sĩ Online rất vui khi bạn đã gửi những thắc mắc này cho chúng tôi. Sau đây là giải đáp từ chúng tôi cho câu hỏi của bạn.

Rong kinh có ảnh hưởng gì không?

Minh Trang thân mến, bạn đã bị rong kinh kéo dài 4 tháng, tháng này bạn còn có số ngày kinh kéo dài tận nửa tháng, máu kinh thỉnh thoảng lại ra máu cục thì nhiều khả năng là bạn đang gặp phải bệnh lý phụ khoa rồi. Những bệnh lý phụ khoa có thể gặp phải khi bị rong kinh đó là u xơ cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung...Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám phụ khoa kỹ càng. Khi xác định được nguyên nhân dẫn đến rong kinh thì bạn sẽ được chỉ định những cách khắc phục hiệu quả nhất. Bạn không nên ngừng ngại bởi tình trạng rong kinh kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà nó còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Những bệnh phụ khoa gây ra tình trạng rong kinh có thể khiến chị em phụ nữ khó thụ thai, hiếm muộn hoặc vô sinh ở nữ giới.

Vậy, rong kinh có ảnh hưởng gì cho sức khỏe của chị em?

Mức độ ảnh hưởng của rong kinh đối với chị em phụ nữ tùy thuộc vào độ tuổi cũng như nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể như sau:

Rong kinh ở tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh ít ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em phụ nữ:

Ở tuổi dậy thì: Do buồng trứng, tử cung và cơ quan sinh sản chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Khi rối loạn nội tiết sẽ kéo theo hiện tượng kinh nguyệt không đều với triệu chứng thường gặp nhất đó là: rong kinh kéo dài, chậm kinh, mất kinh đột ngột một vài chu kỳ, hoặc có thể là bị đau bụng kinh nguyệt...Đối với rong kinh trong trường hợp này bạn gái có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng nhưng thường không gây ra những tổn thương. Do đó, bạn nữ trong độ tuổi dậy thì gặp phải tình trạng bị rong kinh thì nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ để điều hòa kinh nguyệt.

Đối với độ tuổi tiền mãn kinh: Vào độ tuổi này phụ nữ thường bị rong kinh là do rối loạn nội tiết tố vì chức năng buồng trứng suy giảm. Đây là triệu chứng thường gặp vào độ tuổi mãn kinh do đó nó ít ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Vì vậy, phụ nữ không cần quá lo lắng.

Rong kinh ở độ tuổi sinh sản tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo thống kê từ các chuyên gia phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản bị rong kinh có đến 68% là do các bệnh lý phụ khoa ở buồng trứng và tử cung gây ra. Số còn lại là do thói quen, do chế độ ăn uống và tâm lý gây ra.

- Nếu bị rong kinh là do ăn uống không đầy đủ, do thừa cân hoặc do tâm trạng thường xuyên bị stress, lo lắng...thì rong kinh sẽ không nguy hiểm gì nhiều cho sức khỏe của chị em phụ nữ. Trường hợp này đa phần chị em sẽ bị thiếu máu, thiếu sắt, người mệt mỏi. Các bác sĩ cũng cho biết rong kinh trong trường hợp này đa phần là sẽ tự khỏi khi chị em thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học hơn.

- Nếu bị rong kinh là do các bệnh lý phụ khoa như u xơ cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung hoặc đa nang buồng trứng... gây ra thì rong kinh sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Cụ thể như sau:

+ U xơ cổ tử cung: Đây là bệnh lành tính ở cổ tử cung. Triệu chứng điển hình của bệnh là bị rong kinh kéo dài nhiều ngày. Nếu u xơ cổ tử cung không được chữa trị sớm có thể gây ra tình trạng tắc mạch cấp tính, suy thận thậm chí là gây vô sinh, hiếm muộn cho nữ giới.

+ Viêm nội mạc tử cung: Viêm nội mạc tử cung chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ mà điển hình là bệnh rong kinh. Lớp nội mạc tử cung bị viêm nhiễm sẽ gây bất lợi cho việc tinh trùng gặp trứng gây cản trở quá trình thụ thai.

+ Polyp tử cung: Đây là tình trạng tử cung bị viêm nhiễm mãn tính dẫn đến niêm mạc tử cung bị viêm. Các biểu hiện cụ thể là chảy máu sau giao hợp, chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt, rong kinh, chảy máu sau khi mãn kinh, dịch tiết âm đạo nhầy và có mũ.

+ Buồng trứng đa nang: Đây là tình trạng có nhiều nang nhỏ ở buồng trứng, thể tích lại tăng lên bất thường. Tình trạng này gây nên hiện tượng rong kinh kéo dài trên 7 ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh cũng như gây khó thụ thai ở phụ nữ. Các bác sĩ cho biết chị em phụ nữ bị đa nang buồng trứng được điều trị triệt để rồi cũng có thể phải mất 6 tháng - 1 năm mới có thể thụ thai trở lại.

Minh Trang thân mến! trả lời cho câu hỏi "Bị rong kinh có ảnh hưởng gì không?" các bác sĩ khẳng định: rong kinh ở độ tuổi dậy thì và độ tuổi mãn kinh thường ít ảnh hưởng cho sức khỏe hơn đối với việc bị rong kinh trong độ tuổi sinh sản. Trong độ tuổi sinh sản nếu là rong kinh biểu hiện của bệnh lý phụ khoa thì rong kinh chính là một trong những tác nhân khiến phụ nữ bị vô sinh, hiếm muộn. Do đó, chị em cần phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để từ đó sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả. Trường hợp của bạn đã bị rong kinh kéo dài nhiều ngày mà không dứt thì bạn nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rong kinh. Sau khi đã được chuẩn đoán chính xác rồi các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn cách điều trị hiệu quả nhất. Bạn chuẩn bị kết hôn và có dự định sinh em bé ngay sau khi kết hôn thì càng nên chữa trị bệnh sớm để việc thụ thai sau này được thuận lợi nhé.

Mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng để sớm nhận được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa nhé.

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 8663

Để lại đóng góp (comment)

DJK5