Cấy que tránh thai bị mất kinh có đáng lo ngại không?

Cấy que tránh thai hiện tại là một trong những biện pháp ngừa thai tối ưu và có tác dụng trong thời gian dài nên được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, có không ít trường hợp cấy que tránh thai bị mất kinh gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng. Vậy thực tế việc cấy que tránh thai bị mất kinh có đáng lo ngại không, nguyên nhân do đâu và cần lưu ý những gì? Mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể hơn về tình trạng này qua những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa trong nội dung bài viết sau đây.

Một số thông tin cần biết về phương pháp cấy que tránh thai

Nền y học ngày càng phát triển đã nghiên cứu và ra đời nhiều phương pháp tránh thai an toàn cho chị em nữ giới như sử dụng bao cao su, dùng thuốc ngừa thai, cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai trong tử cung… Trong số đó có nhiều phụ nữ quyết định lựa chọn cấy que tránh thai bởi đây là biện pháp có hiệu quả cao cũng như phát huy được tác dụng tương đối lâu (trong vòng khoảng 3 năm).

Cấy que tránh thai bị mất kinh có đáng lo ngại không?

Đối với thắc mắc cấy que tránh thai là gì, chuyên gia giải đáp phương pháp này có nghĩa là việc cấy một que nhựa dẻo, mềm và nhỏ có chứa nội tiết tố vào bên dưới da cánh tay. Quá trình tiến hành thủ thuật cấy que diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và que tránh thai cũng chỉ có kích thước nhỏ nên không gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nữ giới.

Về mặt cơ chế hoạt động, que tránh thai sẽ có công dụng phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn khi giúp ngăn cản quá trình rụng trứng và khiến dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, từ đó tinh trùng cũng sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển đến gặp trứng. Nếu như quá trình thụ tinh đã thành công thì hormone trong que tránh thai sẽ gây ra tác động khiến lớp niêm mạc tử cung mỏng đi, phôi thai cũng vì thế mà khó bám được vào tử cung để làm tổ.

Những mặt ưu điểm và nhược điểm khi cấy que tránh thai mà chị em có thể tham khảo là:

Ưu điểm: Tác dụng của que tránh thai thường kéo dài được trong vòng 3 năm, hiệu quả nhận được tương đối cao, thường không gây ra biến chứng, phù hợp cho cả những người bệnh cao huyết áp, tiểu đường, phụ nữ đang cho con bú… Trường hợp chị em muốn mang thai trở lại thì chỉ cần tiến hành tháo gỡ que cấy khỏi cơ thể.

Nhược điểm: Tùy thuộc cơ địa mỗi người mà sau khi cấy que tránh thai sẽ có khả năng gặp phải một vài vấn đề tác dụng phụ như đau đầu, đau ngực, nổi mụn, buồn nôn… và một biểu hiện khá thường gặp là rối loạn kinh nguyệt (rong kinh, mất kinh…). Do đó mà nhiều chị em có tâm lý lo lắng vì không biết cấy que tránh thai bị mất kinh có đáng lo ngại hay không.

Nguyên nhân cấy que tránh thai bị mất kinh

Hiện tượng bị mất kinh sau khi thực hiện cấy que tránh thai không quá hiếm gặp và có thể xuất hiện do những nguyên nhân điển hình được liệt kê như dưới đây:

Do thành phần hormone trong que tránh thai: Như đã chia sẻ, trong que tránh thai vốn có chứa thành phần hormone và chúng sẽ được giải phóng dần dần vào trong cơ thể sau khi chị em hoàn thành việc cấy que. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng của nội tiết tố, nồng độ Progesterone cao hơn so với Estrogen khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên rối loạn và từ đó nữ giới dễ bị mất kinh một thời gian.

Do sự thay đổi của niêm mạc tử cung: Việc cấy que tránh thai cũng làm ảnh hưởng đến cấu trúc của lớp niêm mạc tử cung. Vì lớp niêm mạc này không bong tróc ra theo chu kỳ như bình thường nên chị em sẽ không thấy có kinh nguyệt.

Thay đổi về chế độ sinh hoạt: Một số tác dụng phụ hoặc tác động của que cấy tránh thai có thể làm cho thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thường ngày của chị em thay đổi. Cân nặng của chị em từ đó cũng có khả năng đột ngột tăng lên hoặc giảm đi và hậu quả là dẫn tới mất kinh nguyệt trong một khoảng thời gian.

Do tay nghề của bác sĩ: Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng cấy que tránh thai bị mất kinh còn có thể xuất phát từ tay nghề chuyên môn của bác sĩ thực hiện không đảm bảo, kỹ thuật cấy que không đúng khiến chị em gặp một số vấn đề rối loạn liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Bác sĩ giải đáp: Cấy que tránh thai bị mất kinh có đáng lo ngại không?

Theo như thông tin mà bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, một tác dụng điển hình của que tránh thai chính là ngăn cản quá trình rụng trứng xảy ra. Sau khi que tránh thai đã được cấy thành công vào cơ thể người phụ nữ, thành phần nội tiết tố có trong que sẽ từ từ được giải phóng với liều lượng thấp giúp ức chế sự rụng trứng. Điều này giải thích vì sao chị em lại dễ gặp phải những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt như chu kỳ thay đổi, kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn bình thường, mất kinh, rong kinh… khi cấy que tránh thai.

Trong đó, hiện tượng cấy que tránh thai bị mất kinh được xác định khi nữ giới không thấy có kinh nguyệt trong một thời gian ngắn hoặc dài tùy vào từng trường hợp cụ thể. Có người sẽ thấy kinh nguyệt không xuất hiện sau cấy que trong khoảng vài tháng, nhưng cũng có những chị em thậm chí còn vô kinh từ 6 tháng cho đến 1 năm sau khi cấy que tránh thai.

Không phải tất cả mọi người sau khi cấy que ngừa thai đều sẽ bị mất kinh nguyệt, tuy nhiên nếu như bạn nhận thấy triệu chứng này thì cũng không nên quá lo lắng bởi đây không phải dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào nghiêm trọng. Sở dĩ nữ giới cấy que tránh thai bị mất kinh là do thành phần hormone của loại que này sẽ làm ảnh hưởng đến nội tiết tố bên trong cơ thể.

Do vậy, đối với những trường hợp cấy que tránh thai bị mất kinh nguyệt dưới 1 năm và không đi kèm các triệu chứng nào bất thường thì sẽ không đáng lo ngại. Ngược lại, nếu như chị em phát hiện có vấn đề bất thường hoặc bị vô kinh kéo dài trên 1 năm thì cần phải thăm khám sớm để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng như có biện pháp xử lý đúng đắn.

Những điều nên lưu ý khi cấy que tránh thai

Quy trình cấy que tránh thai hiện nay tương đối đơn giản, thế nhưng để bảo đảm cho que cấy phát huy được công dụng tốt cũng như phòng tránh rủi ro thì chị em nên lưu ý:

Chị em cần chắc chắn bản thân không mang thai trước khi cấy que tránh thai.

Những trường hợp không nên cấy que bao gồm người đang sử dụng thuốc điều trị động kinh, bệnh lao, HIV hay một số loại kháng sinh, người có tiền sử mắc bệnh gan, đột quỵ, ung thư vú…, người đang gặp tình trạng chảy máu ngoài kỳ kinh.

Những người có tiền sử mắc rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, vô sinh… cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ và cân nhắc trước khi thực hiện cấy que tránh thai.

Lựa chọn cho mình đơn vị y tế uy tín khi có nhu cầu cấy que tránh thai nhằm đảm bảo bác sĩ có chuyên môn và tay nghề thành thạo, que tránh thai có chất lượng tốt.

Chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe sau quá trình cấy que tránh thai để thăm khám kịp thời nếu như nhận thấy các tác dụng phụ diễn ra trong thời gian dài.

Trên đây là những giải đáp từ bác sĩ liên quan đến vấn đề cấy que tránh thai bị mất kinh có đáng lo ngại không. Nhìn chung đây là tình trạng thường gặp và không gây ra ảnh hưởng nào nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên trong trường hợp sau khi cấy que tránh thai gặp phải các dấu hiệu bất thường khác thì chị em nên đi khám tại cơ sở y tế để được xử lý một cách kịp thời. Nếu như bạn vẫn còn câu hỏi băn khoăn nào khác hoặc cần đặt hẹn khám phụ khoa với bác sĩ giỏi, xin vui lòng liên hệ số điện thoại hoặc Zalo 0386 977 199 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ đăng ký lịch khám hoàn toàn miễn phí.

  • Cập nhật: 18-04-2025
  • Lượt xem: 1000

Để lại đóng góp (comment)

AVB7