Giải đáp chậm kinh bao nhiêu ngày là mang thai?
-
Tham vấn: Bác sĩ CKI. Trần Thị Thành
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì mang thai là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ được gửi đến phòng khám Hưng Thịnh chúng tôi. Hiện tượng chậm kinh là một trong số những dấu hiệu mang thai sớm mà mỗi chị em đều có nếu thụ thai thành công. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc không biết chậm kinh có phải mang thai không, chậm kinh bao nhiêu ngày thì mang thai hay khi nào nên thử thai để có kết quả chính xác. Để có thể giải đáp được tất cả những câu hỏi này thì mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin mà bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Hưng Thịnh đưa ra dưới đây.
Vì sao mang thai lại gây chậm kinh?
Trễ kinh là một hiện tượng sinh lý ở nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đây là tình trạng mà chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn, thời gian ngắn dài khác nhau so với những kỳ hành kinh trước. Nếu như chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 21 đến 35 ngày thì khi bị chậm kinh nữ giới sẽ xuất hiện hành kinh lâu hơn, có thể chậm vài ngày hoặc thậm chí vài tháng. Phần lớn nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới nếu trong độ tuổi sinh sản là thường do mang thai. Nhưng ở một số đối tượng thì chậm kinh còn có thể là do bệnh lý phụ khoa gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Giải đáp chậm kinh bao nhiêu ngày là mang thai?
Vậy lý do vì sao mang thai lại gây chậm kinh? Theo nguyên lý, kinh nguyệt xuất hiện là do lớp niêm mạc ở tử cung bong ra khi không gặp được tinh trùng để thụ tinh. Trường hợp trứng gặp tinh trùng để thụ thai thì lớp niêm mạc này sẽ dày lên và không có hiện tượng kinh nguyệt xảy ra. Lớp niêm mạc không bong ra khi mang thai sẽ có tác dung nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Chính vì thế mà trong suốt quá trình mang thai đều sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt xảy ra. Đây cũng được coi là một dấu hiệu nhận biết mang thai sớm mà mỗi chị em nữ giới đều nắm được.
Tuy nhiên, nếu chị em thường xuyên có biểu hiện chậm kinh và rối loạn kinh nguyệt thì không nên chủ quan. Vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý chứ không hề do mang thai gây ra. Để biết được chậm kinh có phải mang thai không còn phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố và triệu chứng đi kèm.
[Bác sĩ giải đáp] Chậm kinh bao nhiêu ngày thì mang thai?
Như bạn đọc đã biết, chậm kinh có phải mang thai không có thể là có hoặc không. Nữ giới để xác định được chính xác thì cần theo dõi, lắng nghe cơ thể hoặc sử dụng một số biện pháp chẩn đoán. Đối với câu hỏi chậm kinh bao nhiêu ngày thì mang thai, bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Hưng Thịnh có giải đáp như sau:
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì mang thai là câu hỏi rất khó để xác định và đưa ra con số cụ thể. Trên thực thế, ở mỗi chị em nữ giới sẽ có một chu kỳ kinh nguyệt ngắn dài khác nhau nên khá khó để xác định. Nhưng dựa vào dấu hiệu mang thai của nhiều chị em nữ giới thì bác sĩ chuyên khoa có thể ước tính con số là khoảng 5 - 7 ngày. Đây là con số mang tính tương đối để chị em có thể nhận biết dấu hiệu mang thai sớm của bản thân.
Cơ chế thụ thai sẽ được tính vào thời điểm trứng rụng, thế nên nếu mang thai thành công tức là tinh trùng gặp trứng đúng vào thời kỳ rụng. Khi thụ thai thành công thì cơ thể nữ giới sẽ phát triển một lượng hormone HCG. Sau khoảng thời gian chậm kinh khoảng 5 - 7 ngày thì chị em có thể sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm siêu âm để có thể chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng chậm kinh của bản thân.
Lưu ý: Cách tính chậm kinh bao nhiêu ngày thì mang thai chỉ nên áp dụng với những trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, ngày rụng trứng rõ ràng. Còn đối với những trường hợp kinh nguyệt không đều thì nên theo dõi thêm, nhất là đối tượng có sử dụng biện pháp tránh thai hoặc có một số dấu hiệu bất thường trên cơ thể.
Khi nào nên thử que thử thai?
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì mang thai được chúng tôi giải đáp ở trên là khoảng 5 đến 7 ngày. Khi có biểu hiện chậm kinh kéo dài như vậy thì nữ giới có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra chính xác về kết quả mang thai.
Hiện nay, sử dụng que thử thai là một phương pháp chẩn đoán mang thai phổ biến nhất mà rất nhiều chị em sử dụng. Phương pháp thử thai này cho ra kết quả chính xác lên tới 98 - 99%, đảm bảo tính tiện lợi và rất nhanh chóng. Que thử thai sẽ có tác dụng phát hiện nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu để đưa ra kết quả. Nếu chị em nữ giới mang thai và nồng độ hormone cao thì que thử sẽ cho ra kết quả 2 vạch. Lúc này thì câu hỏi chậm kinh có phải mang thai không có thể hoàn toàn chính xác.
Đối với trường hợp chậm kinh nhưng thử que lên 1 vạch hoặc 1 vạch đậm 1 vạch mờ thì nữ giới có thể thử lại sau một vài ngày. Nếu kết quả cho ra vẫn là 1 vạch mà kỳ hành kinh chưa xuất hiện thì hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân.
Các dấu hiệu nhận biết mang thai sớm khác
Ngoài dấu hiệu nhận biết mang thai là chậm kinh thì nữ giới còn xuất hiện rất nhiều triệu chứng khác nếu thụ thai thành công. Nếu có xuất hiện tình trạng chậm kinh kèm theo những biểu hiện dưới đây thì tỷ lệ mang thai sẽ rất cao:
1. Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi
Chậm kinh 5 - 7 ngày và cơ thể mệt mỏi, buồn nôn thì rất có thể là bạn đã mang thai. Hiện tượng này còn được coi là biểu hiện ốm nghén ở nữ giới trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Chậm kinh có phải mang thai không sẽ có khi chị em thường xuyên buồn nôn khi ngửi thấy mùi đồ ăn hoặc chỉ khi nghĩ tới nó. Tình trạng này có thể xuất hiện vào bất kể thời điểm nào, nhất là sáng sớm. Vì thế mà ngoài việc tìm hiểu về chậm kinh bao nhiêu ngày thì mang thai, nữ giới cũng nên chú ý đến những biểu hiện trên cơ thể.
2. Xuất hiện máu báo thai
Máu báo thai là dấu hiệu nhận biết mang thai có ở một số chị em phụ em phụ nữ. Thông thường, máu báo thai sẽ xuất hiện sau khoảng 1 - 2 tuần quan hệ tình dục không an toàn. Thời điểm này là khi mà trứng đã thụ tinh để làm tổ và bám chắc vào thành tử cung. Khi đó thì nữ giới sẽ có biểu hiện đau bụng nhẹ và xuất huyết âm đạo. Đặc điểm để nhận biết máu báo thai là số lượng ít, màu đỏ hồng và chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 ngày.
3. Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Trong giai đoạn đầu mang thai thì phần lớn thai phụ đều có biểu hiện đi tiểu nhiều hơn trong ngày. Nguyên nhân là do sự hình thành của thai nhi tạo áp lực vào bộ phận bàng quang. Do đó mà chị em nữ giới sẽ có tần suất đi tiểu lớn, cảm giác buồn tiểu thường trực. Dấu hiệu đi tiểu nhiều lần này còn có thể kéo dài trong suốt quá trình mang thai. Khi thai càng tăng kích thước thì số lần đi tiểu lại càng ra tăng.
4. Kích thước vùng ngực thay đổi
Sưng đau ở vùng ngực là một trong những dấu hiệu của kỳ hành kinh nhưng cũng có thể là dấu hiệu nhận biết mang thai. Thế nên có rất nhiều trường hợp khó nhận biết và nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này. Chậm kinh có phải mang thai không là có khi chị em thấy ngực mềm hơn, kích thước to hơn mà màu sắc núm vú thâm sạm hơn. Nếu dùng tay chạm vào ngực còn có cảm giác đau nhức, thường xuất hiện sau 1 - 2 tuần thụ thai.
5. Cảm giác đau vùng lưng
Mang thai là thời kỳ mà cơ thể sẽ có sự thay đổi rất lớn về hormone và nội tiết tố. Điều này khiến cho cơ thể chị em nữ giới sẽ có nhiều biểu hiện thay đổi hơn, từ bên trong lẫn bên ngoài. Một biểu hiện mang thai sớm thường thấy là tình trạng đau ở vùng lưng, vùng chậu nhiều hơn. Những cơn đau này có thế kéo dài khá lâu mà không phải do kinh nguyệt gây ra ở nhiều đối tượng.
Một số nguyên nhân gây chậm kinh không do mang thai
Chậm kinh có phải mang thai không có thể có hoặc không vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với chị em nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì chậm kinh có thể là do một số vấn đề khác gây ra mà không hề do mang thai. Cụ thể, chậm kinh có phải mang thai không có thể là không vì những lý do sau đây:
Rối loạn kinh nguyệt: Đây là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới mà số lượng người mắc lớn. Hiện tượng này là khi mà chu kỳ kinh nguyệt liên tục bị đảo lộn, chu kỳ ngắn dài hoàn toàn khác nhau ở mỗi tháng. Rối loạn kinh nguyệt cũng được coi là một bệnh lý phụ khoa ở nữ giới đáng chú ý.
Do tâm lý căng thẳng: Nữ giới nếu thường xuyên có tâm lý căng thẳng, stress kéo dài thì cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị chậm bất thường. Với nguyên nhân này thì thường chỉ kéo dài một tháng gần nhất sau đó sẽ trở lại bình thường. Lúc này cách tốt nhất là chị em cần cân bằng cảm xúc và giảm stress.
Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố của nữ giới có thể thay đổi do tuổi tác, cân nặng, tâm lý hay thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi nội tiết tố mất cân bằng cũng là lúc mà chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, thời gian xảy ra hành kinh ngắn dài khác nhau. Nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt này cũng khá phổ biến.
Do mắc bệnh lý: Chậm kinh có phải mang thai không ở trường hợp không phải còn có thể là do bệnh lý mà ra. Những đối tượng mắc các bệnh lý như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm nhiễm phụ khoa hay bệnh xã hội,...thì đều sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Với những trường hợp mắc bệnh phụ khoa thì cần được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Chậm kinh nếu không do mang thai là một tình trạng khá nguy hiểm nếu không tìm ra nguyên nhân để xử lý sớm. Với những trường hợp chậm kinh và được chẩn đoán không do mang thai thì hãy chủ động tìm đến những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám. Trên địa bàn thành phố hiện nay có phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh là địa chỉ khám chữa bệnh hiệu quả về tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh ở nữ giới. Nơi đây có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tài giỏi, đạt đủ tiêu chuẩn cần thiết. Vì vậy mà chị em nữ giới hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn để thực hiện khám chữa bệnh.
Địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội: Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Trên đây là thông tin giải đáp về câu hỏi chậm kinh có phải mang thai không và chậm kinh bao nhiêu ngày thì mang thai. Để có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây chậm kinh thì nữ giới nên có những biện pháp kiểm tra đúng thời điểm, nhằm bảo vệ chính mình. Nếu cần tư vấn thêm về bất kể câu hỏi nào liên quan đến sản phụ khoa, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0386 977 199 để được giải đáp miễn phí, nhanh nhất ở mọi khung giờ trong ngày.
-
Cập nhật: 31-10-2024
-
Lượt xem: 1000