Lòi dom là gì? Lòi dom có tự khỏi không? Bị lòi dom phải làm sao?
-
Tham vấn: Bác sĩ Lê Văn Điển
Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều đã từng nghe tới cái tên lòi dom. Đây là một thuật ngữ được dùng tương đối phổ biến về bệnh lý ở hậu môn, tuy nhiên thì có nhiều người còn chưa hiểu về tình trạng lòi dom là gì. Vậy lòi dom là gì? Lòi dom có tự khỏi không? Bị lòi dom phải làm sao? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên.
Lòi dom là gì?
Lòi dom được xem là một hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn bị suy yếu và giãn nở một cách quá mức, khi không chịu nổi các áp lực sẽ dần dần sa xuống, từ đó sẽ tạo thành các búi trĩ. Bệnh lòi dom là một tên gọi khác mà của bệnh trĩ mà dân gian hay gọi và thường gọi khi bệnh trĩ ở giai đoạn nặng.
Bệnh lòi dom có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Những đối tượng thường hay mắc phải bệnh lòi dom có thể kể đến như người già có hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn yếu, phụ nữ đang mang thai, những người làm việc văn phòng, lái xe, công nhân… thường phải ngồi nhiều và ít vận động.
Lòi dom thường được phát triển từ bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại khi các búi trĩ sa ra ngoài và không co lại được, một số trường hợp trĩ ngoại còn phình to gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Lòi dom có tự khỏi không?
Lòi dom tuy không nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, tuy nhiên thì bệnh lòi dom gây rất nhiều sự phiền toái và khó chịu cho người bệnh, hậu môn của người bệnh luôn trong tình trạng ẩm ướt và khó chịu, cảm giác cồm cộm và thường xuyên buồn đi đại tiện.
Khi mắc phải tình trạng lòi dom thì đây được xem là biến chứng của bệnh trĩ ở giai đoạn cuối. Vì vậy tình trạng lòi dom sẽ không thể tự khỏi khi không được hỗ trợ điều trị. Và nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ có thể phát triển nặng thêm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh.
Vì vậy khi gặp phải tình trạng lòi dom thì người bệnh không được phép chủ quan rằng bệnh sẽ tự khỏi. Người bệnh cần phải tìm tới những cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
- Các cấp độ của bệnh trĩ
- Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không
- Bệnh trĩ hỗn hợp là gì? Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp thế nào?
Bị lòi dom phải làm sao?
Khi gặp phải trình trạng lòi dom thì người bệnh cần tiến hành những biện pháp để có thể can thiệp và điều trị sớm tình trạng bệnh lòi dom. Sau đây là những điều mà người bệnh cần làm để có thể điều trị bệnh lòi dom hiệu quả.
Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp
Việc điều trị tình trạng lòi dom là điều bắt buộc của mỗi người bệnh, người bệnh cần tìm tới bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều trị thích hợp nhất. Hiện nay việc điều trị bệnh lòi dom có thể tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Một số phương pháp điều trị bệnh lòi dom hay được sử dụng bao gồm:
Điều trị lòi dom nội khoa: Đây phương pháp để điều trị cho bệnh nhân đang ở giai đoạn nhẹ của tình trạng lòi dom. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc bôi, ngâm, thuốc uống có tác dụng làm co các búi trĩ ở hậu môn, giúp bệnh nhân giảm đau và tránh tình trạng nhiễm trùng.
Điều trị lòi dom ngoại khoa: Thường được áp dụng với tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài và không tự co hậu môn được. Đề điều trị tình trạng này thì bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa bằng cách tiêm chích xơ, cắt trĩ hoặc thắt vòng cao su.
Sử dụng một số bài thuốc dân gian: Một số bài thuốc dân gian được áp dụng đối với người bị lòi dom có thể kể đến như các bài thuốc dân gian từ hoa thiên lý, rau diếp cá, quả sung, đu đủ… Sử dụng những cách này có thể đắp vào vùng hậu môn, chống tình trạng tiêu viêm, chống khả năng nhiễm trùng.
Cần thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống
Để giúp cải thiện tình trạng bệnh lòi dom thì người bệnh cần phải thay đổi chế ăn uống hằng ngày. Người bệnh cần uống nhiều nước, hạn chế ăn các đồ xơ và cay nóng, hạn chế sử dụng rượu bia. Người bệnh nên ăn những thức ăn giàu chất sắt và có khả năng nhuận tràng tốt như các loại hạt, khoai tây, cua hấp, rau mồng tơi, rau khoai lang, rau dền…
Trong thói quen sinh hoạt thì người bệnh không được ngồi hoặc đứng liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, nên tập những bài tập đơn giản như đứng lên ngồi xuống sau mỗi khoảng thời gian 30 phút. Tăng cường vận động và tập thể dục hàng ngày để giảm những áp lực lên tĩnh mạch, không nên thường xuyên nhịn đi đại tiện.
Vậy là bài viết ngày hôm nay của chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc về căn bệnh lòi dom cùng những vấn đề liên quan xung quanh căn bệnh này. Hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức cần thiết để có thể phòng tránh hoặc đối mặt với căn bệnh này. Đây là một căn bệnh khá phổ biến trong đời sống hiện nay, vì vậy mỗi chúng ta cần cảnh giác và nhận biết sớm để có thể điều trị một cách hiệu quả.
-
Cập nhật: 21-02-2023
-
Lượt xem: 7850