Rong kinh là gì? Chẩn đoán như thế nào?

Rong kinh là gì? Các phương pháp chẩn đoán như thế nào để xác định chính xác nguyên nhân  gây ra tình trạng này? Từ đó, đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Đó là một trong những thắc mắc thu hút sự quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người đang thường xuyên phải đối măt với tình trạng rong kinh kéo dài. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này và sớm có giải pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất, các bác sĩ của chuyên trang bacsionline.org sẽ có một vài chia sẻ cụ thể như sau:

rong kinh là gì

Rong kinh là gì?

Rong kinh là một trong những hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tương đối phổ biến ở nữ giới. Theo thống kê của các chuyên gia, trung bình có khoảng 11 – 13% nữ giới thường xuyên gặp phải tình trạng này. Đặc biệt, với các chị em trong độ tuổi từ 36 – 40 thì tỷ lệ mắc phải chứng rong kinh lên tới 24%. Có thể nói, đây là những con số đáng lo ngại trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Trên thực tế, bằng việc quan sát cơ thể thông thường nữ giới hoàn toàn có thể nhận biết và phát hiện nguy cơ rong kinh của mình nhờ những dấu hiêu như sau:

Thời gian hành kinh của một chu kỳ kéo dài trên 7 ngày.

Số lượng máu kinh trong những ngày “đèn đỏ” có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào nguyên nhân nhưng đa số là nhiều hơn so với bình thường.

Một số chị em còn bị đau bụng kinh nguyệt trong những ngày đầu của chu kỳ.

Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng rong kinh đó là: Rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.

Rong kinh cơ năng thực chất là tình trạng rối loạn chức năng của các cơ quan sinh dục trong cơ thể ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Điều này có mối liên hệ khá mật thiết với việc biến đổi nội tiết tố.

Ở tuổi dậy thì, rong kinh cơ năng chủ yếu xuất phát từ việc bộ phận sinh dục phát triển chưa đều, nội tiết tố không ổn định khiến cho chức năng phóng noãn của buồng trứng bị rối loạn dẫn tới rong kinh.

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, do nội tiết tố suy giảm nên có những chu kỳ không phóng noãn. Từ đó, các chị em thường phải đối mặt với nguy cơ rong kinh rất cao.

Rong kinh thực thể chủ yếu xảy ra bởi những yếu tố sau:

Thai kỳ gặp trục trặc: Nữ giới có thai ngoài tử cung, bị sẩy thai….

Bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục như: U xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, polyp nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung….

Chấn thương cơ học tại bộ phận sinh dục do quan hệ tình dục thô bạo, dị vật đường sinh dục, dụng cụ can thiệp vùng kín…

Tác dụng phụ của các loại thuốc nội tiết tố, thuốc điều trị huyết áp…

Các bệnh lý khác trong cơ thể: Rối loạn đông máu, bệnh tự miễn, bệnh suy gan, suy thận, bệnh lý về tuyến giáp, bạch cầu…

Về cơ bản, rong kinh cơ năng có tính chất đơn giản, dễ điều trị hoặc không cần điều trị cũng có thể khỏi. Ngược lại, rong kinh thực thể thường đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của các chị em phụ nữ. Chính vì vậy, khi đi khám rong kinh, nữ giới thường sẽ được tiến hành chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân cụ thể và hướng điều trị phù hợp nhất. Vậy, chẩn đoán rong kinh như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo

Các phương pháp chẩn đoán rong kinh hiện nay.

Phương pháp chẩn đoán thứ nhất: chẩn đoán lâm sàng

Bước 1.
 
Xác định nguồn gốc chảy máu: Thông qua việc thăm khám phụ khoa, các bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được chính xác nguồn gốc máu kinh từ tử cung hay do tổn thương tại cổ tử cung, âm đạo, niệu đạo, trực tràng. Từ đó, khoanh vùng các nguy cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các phương pháp chẩn đoán tiếp theo để tìm ra nguyên nhân rong kinh.

Chẩn đoán bệnh rong kinh

Bước 2.

Xác định nguyên nhân: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành hỏi bệnh nhân một số thông tin về tiểu sử bệnh lý. Sau đó, khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.

Bước 3:

Xác định lượng máu mất đi trong cơ thể để đánh giá mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh lý. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có thể được tiến hành xét nghiệm để kiểm tra công thức máu xem có dấu hiệu bất thường nào không?

Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Phương pháp chẩn đoán rong kinh cận lâm sàng giúp đánh giá chi tiết về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của hiện tượng rong kinh. Từ đó, tạo tiền đề cho việc đưa ra nhũng cách thức điều trị phù hợp nhất.

Kiểm tra huyết học bao gồm: Đánh giá công thức máu, kiểm tra chức năng đông máu của cơ thể, tiến hành ferritin huyết thanh nhằm đánh giá nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong cơ thể.

Xác định tình trạng nội tiết tố trong bằng việc đánh giá chức năng tuyến giáp, nồng độ progesterone, prolactin máu, FSH, bhCG…

Tiến hành sinh hóa một số cơ quan tại bộ phận sinh dục, lấy mẫu tế bào cổ tử cung đem đi xét nghiệm kiểm tra nguy cơ ung thư, nội soi buồng tử cung….

Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của các hình ảnh siêu âm phụ khoa, MRI….

Với hai phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất nhằm phục vụ cho công tác chữa trị được an toàn, hiệu quả.

Như vậy, những chia sẻ của chúng tôi về hiện tượng rong kinh là gì? Chẩn đoán như thế nào? Mong rằng đã giúp ích cho các bạn trong việc phát hiện cũng như điều trị. Nếu bạn có thắc mắc cần được hỗ trợ hoặc mong muốn nhận được sự tư vấn về những địa chỉ khám chữa phụ khoa uy tín, hãy liên hệ với các bác sĩ của chuyên trang bacsionline.org để được hỗ trợ.

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 6306

Để lại đóng góp (comment)

GJLM