U nhú hậu môn có tự khỏi được không?

U nhú hậu môn là một trong những hiện tượng bất thường tại hệ tiêu hóa mà không ít bệnh nhân đang phải đối mặt. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên việc đi khám để xác định nguyên nhân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, u nhú hậu môn có tự khỏi được không cũng là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm và mong muốn tìm hiểu. Hiểu được điều đó, sau đây các bác sĩ của chuyên trang BacSiOnline.Org sẽ chia sẻ một số thông tin về vấn đề này như sau:

U nhú hậu môn có tự khỏi được không?

U nhú hậu môn là hiện tượng bất thường tại hậu môn được thể hiện bằng việc xuất hiện các khối u nhú nhô cao trên bề mặt niêm mạc hậu môn. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý mà hình dáng, kích thước khối u có thể khác biệt. Ngoài ra, chúng còn có thể đi kèm với hiện tượng khác như đau rát, ngứa ngáy hậu môn, đại tiện ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng u nhú hậu môn, trong đó bao gồm:

- Bệnh trĩ: Đây là căn bệnh về hậu môn, trực tràng phổ biến và có tỷ lệ người mắc phải rất cao. Bệnh không có tính lây nhiễm hoặc di truyền từ người này sang người khác mà chủ yếu xuất phát từ thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Nếu không được điều trị sớm, các khối u nhú sẽ tăng kích thước, thò ra khỏi hậu môn và bị viêm nhiễm, hoại tử do sự tấn công của vi khuẩn. Lâu dần có thể gây ung thư hậu môn.

- Polyp hậu môn: Polyp hậu môn là tình trạng tăng sinh quá mức của các tế bào trong hậu môn, trực tràng. Từ đó, hình thành các khối u nhú có cuống hoặc không. Về cơ bản, đây là căn bệnh tương đối nguy hiểm và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi polyp hậu môn có thể chuyển biến thành ung thư gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

- Áp xe hậu môn: Áp xe hậu môn là một dạng viêm nhiễm cấp tính tại hậu môn với đặc trưng cơ bản là sự hình thành các ổ viêm, nốt mụn chứa nhiều dịch mủ. Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy sưng đau, ngứa rát tại hậu môn nhất là mỗi lần đại tiện. Sau một thời gian, các nốt áp xe sẽ vỡ ra, chảy dịch hôi và gây đau rát nhiều hơn. Nếu không được điều trị, ápxe hậu môn có thể phát triển mạnh và dẫn tới rò hậu môn.

- Bệnh xã hội: Một số căn bệnh xã hội cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng u nhú tại hậu môn như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục… Đối tượng chủ yếu có nguy cơ mắc phải các căn bệnh này tại hậu môn bao gồm người có quan hệ tình dục đồng tính, quan hệ bằng đường hậu môn… Những căn bệnh này không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe mà còn khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Trở lại với câu hỏi u nhú hậu môn có tự khỏi không? Các bác sĩ của chuyên trang BacSiOnline.Org cho biết: U nhú hậu môn sẽ không thể tự động biến mất nếu bệnh nhân không có các biện pháp khắc phục hoặc điều trị cho phù hợp, cụ thể như sau:

Đối với bệnh trĩ, đa số bệnh nhân chọn điều trị bằng các phương pháp đơn giản như sử dụng thuốc đông y, thuốc tây y dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Về cơ bản, những phương pháp này có thể mang tới hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, vì đây là cách chữa bệnh bảo tồn nên các búi trĩ sẽ không biến mất mà chỉ co nhỏ kích thước, giảm nhẹ các triệu chứng viêm nhiễm, đau đớn. Muốn loại bỏ dứt điểm các búi trĩ, cách tốt nhất là tiến thành thủ thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn tốt địa điểm chữa bệnh để mang lại hiệu quả cao và hạn chế nguy cơ biến chứng.

Đối với bệnh polyp hậu môn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên để bệnh kéo dài. Bởi  các khối polyp sẽ không thể tự biến mất mà sự tăng sinh bất thường này tại hậu môn có thể có mối liên hệ mật thiết với việc phát sinh các tế bào ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, với những khối polyp có cuống dài, chúng còn có thể rối xoắn vào nhau gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Cách điều trị polyp hậu môn tốt nhất là nên tới ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đối với bệnh apxe hậu môn, đây là dạng viêm nhiễm cấp tính cần được điều trị càng sớm, càng tốt. Bởi nếu tình trạng này diễn ra mạnh mẽ, các ổ viêm sẽ nhanh chóng hình thành những đường rò khiến dịch và phân chảy từ bên trong ra ngoài. Ở mức độ nhẹ, các bác sĩ chuyên khoa có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc các loại thuốc đặc hiệu khác nhằm ngăn chặn sự hình thành, phát triển của các ổ viêm nhiễm. Ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể phải sử dụng tới phương pháp phẫu thuật để chữa trị dứt điểm.

Đối với các bệnh xã hội gây u nhú hậu môn. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh. Nếu không chữa trị, bệnh sẽ vĩnh viễn không thể tự khỏi. Thậm chí, chúng còn ngày càng lan rộng và trầm trọng hơn!

Vậy, bệnh nhân nên làm gì khi bị u nhú hậu môn? Các chuyên gia cho biết: Ngay khi phát hiện sự tồn tại của các khối u nhú tại hậu môn, bệnh nhân cần phải nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế, các phòng khám chuyên khoa để thăm khám, phát hiện nguyên nhân cũng như định hướng điều trị an toàn và phù hợp nhất.

Hi vọng những chia sẻ trên đây của các bác sĩ chuyên trang BacSiOnline.Org đã giúp bạn trả lời được câu hỏi u nhú hậu môn có tự khỏi không? Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.