Bị bệnh giang mai sống được bao lâu?

Bị bệnh giang mai sống được bao lâu, bệnh giang mai có chết không là thắc mắc của bạn Thu Thủy gửi về cho các bác sĩ của chuyên trang Bacsionline. org. Trong thư, bạn có chia sẻ cụ thể như sau:

Thưa các bác sĩ, cháu năm nay 23 tuổi và chưa kết hôn. Cách đây khoảng 3 năm, do không hợp tính với cha mẹ nên cháu giận dỗi và bỏ nhà đi. Khi đó, cháu bị bạn bè xấu lôi kéo và trở thành gái mại dâm. Gần đây, tại vùng kín của cháu xuất hiện các vết trợt nông hình tròn. Chúng có màu đỏ tươi, bờ viền rõ ràng và phân biệt với những vùng da khác. Dù không gây đau đớn, không có mủ nhưng cháu vẫn lo lắng và đi khám. Kết quả, cháu bị bệnh giang mai giai đoạn 1. Cháu có đọc qua một số thông tin và thấy đây là căn bệnh rất nguy hiểm.  Vì vậy, cháu rất lo sợ không biết bị bệnh giang mai sống được bao lâubệnh giang mai có chết không? Mong các bác sĩ tư vấn cho cháu rõ thêm về căn bệnh này. Cháu xin cảm ơn!

Bệnh giang mai có chết không

Bạn Thu Thủy thân mến! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các bác sĩ của chuyên trang Bacsionline.org. Vấn đề mà bạn quan tâm cũng là câu hỏi gây nhức nhối cho không ít bệnh nhân, nhất là những người đang phải căn bệnh này. Chính vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ và giải đáp cụ thể cho bạn như sau:

Bị bệnh giang mai sống được bao lâu?

Bệnh giang mai hay còn gọi là Syphilis, là một trong những căn bệnh xã hội có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau nhưng phổ biến nhất là qua quan hệ tình dục không lành mạnh.

Thủ phạm gây ra bệnh giang mai được xác định là do một loại xoắn khuẩn có tên Treponema Pallidum. Loại vi khuẩn này thường phát triển chậm chạp nhưng có sức sống dai dẳng. Kể ra khi đã ra khỏi cơ thể người, trong môi trường thuận lợi chúng vẫn có thể tồn tại tới vài giờ và đủ để lây sang người khác.

Theo đánh giá cả các chuyên gia, tính chất phức tạp và nguy hiểm của bệnh giang mai xếp thứ 2, chỉ sau đại dịch HIV/AIDS. Thậm chí, nhà khoa học William Osler còn khẳng định: "Thầy thuốc mà rành về giang mai là rành về y khoa."

Bệnh giang mai phát triển chủ yếu qua 3 giai đoạn chính và 1 giai đoạn tiềm ẩn. Trong đó tại giai đoạn cuối, những tác hại của căn bệnh này đối với cơ thể xuất hiện rõ rệt và mạnh mẽ nhất với ba biểu hiện chính là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và gôm giang mai.

Cụ thể, một số tác hại điển hình của bệnh giang mai như sau:

Tác động lên hệ thần kinh: Xoắn khuẩn giang mai khi tấn công lên trung khu thần kinh sẽ gây tổn thương trực tiếp tới não bộ. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung. Ở mức độ nặng, người bệnh có nguy cơ bị rối loạn ý thức hệ và hành vi, điên loạn, mất trí nhớ hoàn toàn hoặc trầm cảm nặng nề. Ngoài ra, chúng còn gây thoái hóa dây thần kinh cảm giác khiến người bệnh bị mất đi chức năng phản xạ ở cơ bắp. Từ đó, gây khó khăn cho việc đi lại,  dễ bị liệt hoặc ảo giác bất thường.

Ảnh hưởng đến xương khớp: Xoắn khuẩn giang mai khi đi vào xương sẽ nhanh chóng phá hủy cấu trúc, tế bào xương khớp của người bệnh. Vì vậy, họ dễ dàng bị suy giảm chức năng vận động hoặc nếu nặng hơn có thể dẫn tới tàn tật, bại liệt.

Tác động tới hệ thống mạch máu: Một trong những biến chứng nguy hiểm và tương đối thường gặp ở những bệnh nhân bị mắc bệnh giang mai là chứng phình mạch. Hội chứng này không chỉ gây tắc nghẽn lưu thông máu mà còn gây vỡ mạch máu, chảy máu bên trong cơ thể. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ ở người bênh.

Ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể: Bệnh giang mai có thể gây tổn thương võng mạc và các mạch máu tại mắt khiến thị giác người bệnh bị suy giảm hoặc mù lòa. Ngoài ra, chúng cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh khác như lao trực tràng, lao bàng quang, đau nhức tại họng và ổ bụng.

Ảnh hưởng đến thai phụ và trẻ sơ sinh: Thai phụ bị mắc bệnh giang mai thường đối mặt với nguy cơ sẩy thai, sinh non. Trẻ sơ sinh bị mắc giang mai bẩm sinh thường có sức đề kháng yếu, dễ mắc các căn bệnh khác nhau và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Mắc bệnh giang mai có chết không?

Với những tác hại mà bệnh giang mai gây ra cho cơ thể thì nguy cơ bệnh nhân bị tử vong vì bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tất cả các bệnh nhân bị giang mai đều sẽ phải chết bởi tác động của căn bệnh này. Lý giải cho vấn đề này như sau:

Thứ nhất: Bệnh giang mai sống được bao lâu, có chết không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh

 Về cơ bản, giang mai là căn bệnh nguy hiểm và tương đối khó điều trị. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Cụ thể: Trong giai đoạn 1, xoắn khuẩn giang mai mới chỉ phát triển bên ngoài da, chưa xâm nhập vào máu nên nếu có phương pháp chữa bệnh phù hợp thì sẽ có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Sang giai đoạn 2, xoắn khuẩn giang mai đã bắt đầu xâm nhập vào máu và dần lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Khi đó, nếu bạn tìm được phương pháp phù hợp thì tỷ lệ khỏi bệnh vẫn đạt tới 70 – 80%.

Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ chữa khỏi bệnh giang mai rất thấp. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên vì vậy mà nản lòng. Bởi nếu kiên trì, bạn vẫn có thể chữa khỏi bệnh hoặc ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm mà xoắn khuẩn giang mai gây ra cho cơ thể.

Thứ hai: Bệnh giang mai sống được bao lâu, có chết không phụ thuộc vào phương pháp điều trị

Trước kia, phương pháp điều trị bệnh giang mai phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh. Về cơ bản, phương pháp này từng mang tới những hiệu quả nhất định cho không ít bệnh nhân tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xoắn khuẩn giang mai liên tục biến đổi và tỷ lệ kháng kháng sinh ở bệnh nhân cũng đang có xu hướng tăng cao. Chính vì vậy, nếu đơn thuần sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh thì chỉ có thể giảm nhẹ các triệu chứng bên ngoài chứ không hoàn toàn tiêu diệt được xoắn khuẩn.

Hiện nay, phương pháp điều trị giang mai tiên tiến và được nhiều bệnh nhân tin tưởng, sử dụng là cân bằng hệ miễn dịch.

Mục đích của phương pháp này không chỉ dừng lại ở việc tiêu diệt toàn bộ xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể, chữa lành những tổn thương do bệnh gây ra mà còn tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp người bệnh tự tạo ra kháng thể để chống lại sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu cách chữa bệnh giang mai an toàn, hiệu quả thì hãy tham khảo phương pháp cân bằng hệ miễn dịch. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Thứ ba: Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Nhìn chung, những người có sức đề kháng kém thì bệnh giang mai thường có xu hướng phát triển nhanh và nguy cơ tử vong cũng lớn hơn so với bình thường. Ngược lại, những bệnh nhân có sức khỏe tốt thì mức độ tiến triển của bệnh sẽ chậm hơn. Đồng thời, những tác hại của bệnh giang mai với cơ thể cũng có xu hướng giảm nhẹ.

Chính vì lý do đó, người bệnh cần phải tập chung xây dựng chế độ dinh dưỡng, khoa học lành mạnh, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái…

Bạn Thu Thủy thân mến! Các bác sĩ của chuyên trang Bacsionline.org khuyên bạn không nên quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Chúng tôi tin rằng nếu áp dụng đúng cách chữa và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì tỷ lệ thành công của bạn rất cao.  Vì vậy, hãy nhanh chóng đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín để sớm có những phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 9323

Để lại đóng góp (comment)

WLCM

  • nghĩa đã hỏi
    4 năm trước
    gọi gấp cho ttooi
    Bác sĩ Online
    Chào anh, bác sĩ sẽ gọi lại ngay cho anh!