Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai không?

Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Không những ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh giang mai còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vậy làm thế nào để phát hiện được bệnh giang mai? Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai không? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hỏi: Chào bác sĩ! Cách đây hơn hai tuần, tôi có quan hệ tình dục với một cô gái bị bệnh giang mai. Trong quá trình quan hệ, tôi có sử dụng bao cao su và quan hệ một cách giữ chừng. Tuy nhiên, không hiểu sao thời gian gần đây, tôi thấy mình thường xuyên có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, rụng tóc một cách bất thường. Liệu tôi có bị lây bệnh giang mai từ cô gái kia không? Tôi đang có ý định đi xét nghiệm để biết được kết quả chính xác, vậy xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai không thưa bác sĩ?      (T.C- Hà Nội)

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai không

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên trang bacsionline.org của chúng tôi. Thắc mắc của bạn được các bác sĩ giải đáp như sau:

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai không?

Bạn thân mến! Có thể bạn đã biết, giang mai là bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai lây lan qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn với người bị nhiễm bệnh. Bệnh giang mai phát triển theo các giai đoạn có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí là nhiều năm. Các giai đoạn có thể được phân tách bằng thời gian kéo dài khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Với thắc mắc “xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai không?”, các bác sĩ của chuyên trang bacsionline.org cho biết: Xét nghiệm bệnh giang mai là một quá trình gồm hai bước xác định và xác nhận. Xét nghiệm bệnh giang mai đòi hỏi phải lấy mẫu máu, mô hoặc chất lỏng từ vết thương giang mai. Xét nghiệm máu giúp kiểm tra các kháng thể chống nhiễm trùng, xét nghiệm dịch và mô có thể tự phát hiện ra xoắn khuẩn Treponema pallidum.

Kháng thể giang mai tồn tại trong máu người bệnh, vì thế xét nghiệm máu có thể phát hiện được bệnh giang mai. Hơn nữa, theo đánh giá từ các chuyên gia y tế, xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm được bệnh giang mai từ 1 đến 2 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Đây được xem là phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai sớm và có độ chính xác cao nhất.

Đặc biệt, xét nghiệm máu có thể cho người bệnh thấy có từng mắc phải bệnh giang mai ở trong quá khứ hay không? Lặp lại xét nghiệm máu một vài tuần sau đó có thể được khuyến nghị nếu nó âm tính, trong trường hợp phát hiện bệnh giang sớm, xét nghiệm máu có thể đưa ra kết quả chính xác nhất.

Ngoài xét nghiệm máu, để phát hiện được bệnh giang mai, bạn có thể lựa chọn các phương pháp xét nghiệm khác như:

Xét nghiệm giang mai bằng kính hiển vi trường tối

Xét nghiệm gạc - lấy mẫu chất lỏng từ bất cứ vết loét nào trên dương vật của người bệnh.

Xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc

Xét nghiệm kiểm tra kháng thể

Lời khuyên của bác sĩ khi xét nghiệm bệnh giang mai

Đối với trường hợp của bạn T.C, những dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi, rụng tóc bất thường cũng là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh giang mai. Hơn nữa, quan hệ tình dục với người bị bệnh giang mai rất dễ khiến bạn lây nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum từ người bệnh. Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ không thể bảo vệ tuyệt đối, đặc biệt chưa kể đến những trường hợp bao cao su bị thủng, rách hoặc hết hạn sử dụng.

Vì thế, để xác định chính xác rằng mình có bị lây nhiễm giang mai từ người bệnh hay không, chúng tôi khuyên bạn nên tiến hành xét nghiệm càng sớm càng tốt. Như chúng tôi đã phân tích ở trên, xét nghiệm máu có thể phát hiện được bệnh giang mai. Vì vậy, nếu có nhu cầu thăm khám và xét nghiệm bệnh giang mai. Bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai hay không?” gửi đến bạn T.C. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ với bác sĩ sức khỏe online để được tư vấn và giải đáp cụ thể!

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 8037

Để lại đóng góp (comment)

UGX9