Cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được là bệnh gì?

Cảm giác đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được là hiện tượng mà nhiều người gặp phải. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, bức bối mà còn có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Các bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu tại bác sĩ online nói gì về hiện tượng này? Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Hỏi: “Bác sĩ ơi, gần 2 tuần nay tôi có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ mình bị táo bón nên có mua thuốc về uống. Thế nhưng, tình trạng này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Bác sĩ cho tôi biết cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được là bệnh gì? Cách chữa trị ra sao? Tôi thật sự đang rất khó chịu vì tình trạng này nên mong bác sĩ sớm trả lời thắc mắc của tôi. Cảm ơn bác sĩ!” (Trần Hoàng, 32 tuổi, Hà Nội).

Trả lời: Chào anh, đau bụng nhưng không đi đại tiện được là tình trạng rất nhiều người gặp phải hiện nay. Không chỉ là biểu hiện của chứng táo bón thông thường, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý đường tiêu hóa. Vì không biết được tình trạng sức khỏe của anh cũng như các dấu hiệu bất thường khác kèm theo nên chúng tôi khó xác định đúng bệnh mà anh đang gặp phải là gì. Tuy nhiên, anh và bạn đọc có thể tham khảo qua một số các bệnh lý có dấu hiệu như trên phía dưới đây.

Đau bụng nhưng không đi vệ sinh được là bệnh gì?

Để có thể kết luận tình trạng đau bụng nhưng không đi vệ sinh được là biểu hiện của bệnh lý nào, bác sĩ cần phải tiến hành thăm khám, xét nghiệm, siêu âm. Thông thường, nguyên nhân gây ra tình trạng không đi ngoài được này xuất phát từ các bệnh dưới đây.

1. Không đi ngoài được do táo bón

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Xu, giám đốc Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết: “Táo bón là tình trạng đi cầu khó khăn do phân trở nên khô cứng hơn bình thường. Những người đi ngoài dưới 3 lần một tuần hoặc quá 3 ngày mà chưa đi đại tiện thì chứng tỏ đang gặp phải tình trạng táo bón.

Nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý. Người bệnh thường ăn nhiều chất đạm nhưng lại không bổ sung các chất xơ, uống ít nước, ít vận động. Ngoài ra, việc mang thai, lạm dụng thuốc nhuận tràng, sử dụng thuốc giảm đau…cũng khiến phân trở nên cứng và khó thải ra ngoài hơn. Khi bị táo bón, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:

- Đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được

- Đi đại tiện dưới 3 lần/tuần

- Đi cầu khó, đi ngoài phân khô, cứng

- Đi ngoài ra máu

Nếu tình trạng táo bón kéo dài trên 2 tuần, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát hậu môn khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, sụt cân nhanh chóng. Vì vậy, cần đi thăm khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cùng với đó là tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, sữa chua để hạn chế tình trạng này trở nên nặng hơn.

2. Đau bụng nhưng không đi vệ sinh được do hội chứng ruột kích thích gây nên

Không đi ngoài được là dấu hiệu của bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng rối loạn chức năng ở ruột già. Tình trạng này thường tái đi tái lại nhiều lần nhưng cả khi siêu âm, nội soi vẫn không tìm thấy bất kỳ tổn thương niêm mạc ruột nào. Theo thống kê, cứ khoảng 100 người thì có 15 người mắc phải hội chứng ruột kích thích. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc hội chứng nhưng những người từ 30 - 50 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt, tỷ lệ mắc hội chứng ruột kích thích ở nữ giới cao gấp 2 lần nam giới.

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng sự bất thường của nhu động mạch, căng thẳng kéo dài, nhiễm trùng đường ruột và yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng này.

Một số biểu hiện của hội chứng ruột kích thích:

- Đau bụng nhưng không đi vệ sinh được hoặc luôn có cảm giác đi ngoài không hết phân và đi tiếp.

- Táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ cả hai.

- Đau bụng âm ỉ, cơn đau không cố định. Cơn đau thường khởi phát khi ăn uống và dịu đi sau khi đi đại tiện xong.

- Đầy hơi, chướng bụng bất thường.

- Mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, ợ hơi, ợ chua.

Những dấu hiệu này có phần gần giống với bệnh viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa. Điều này khiến không ít trường hợp tự ý mua thuốc uống tại nhà dẫn đến tình trạng bệnh không những chẳng khỏi mà còn nặng hơn kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy không gây ra nhiều tổn thương cho mô ruột, không phát triển thành ung thư nhưng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, gây suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng và sụt cân nhanh chóng.

3. Đi cầu khó do mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay trong dân gian gọi là bệnh lòi dom, là một bệnh lý hậu môn mà nhiều người gặp phải. Bệnh là tình trạng căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn. Chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, thường xuyên phải đứng, ngồi quá lâu là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Triệu chứng thường gặp:

- Đau bụng nhưng không đi vệ sinh được, đi đại tiện ra máu tươi lẫn trong phân hoặc trong giấy vệ sinh.

- Đau rát vùng hậu môn.

- Ngứa hậu môn, hậu môn tiết ra dịch nhầy.

- Xuất hiện búi trĩ tại hậu môn, lâu ngày sẽ sa hẳn ra ngoài.

Chậm trễ điều trị trĩ khiến người bệnh dễ gặp phải các vấn đề nguy hiểm như: thiếu máu trầm trọng, tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ, rối loạn thần kinh, hoại tử búi trĩ, bội nhiễm…Đe dọa tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh.

4. Sa trực tràng khiến người bệnh không đi cầu được

Nhiều người thường nhầm lẫn dấu hiệu của sa trực tràng với bệnh trĩ. Bởi 2 căn bệnh này có đều có sự xuất hiện của khối u thịt ở hậu môn khiến người bệnh khó đi đại tiện. Tuy nhiên, khối sa trực tràng thường dài và tròn đều theo hình đồng tâm hơn so với búi trĩ. Bệnh có thể gặp ở mỗi lứa tuổi trong đó những người trên 50 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tuy không gây nguy hiểm như bệnh trĩ nhưng người mắc sa trực tràng cũng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như: vỡ tình mạch gây sung huyết, nghẽn đoạn trực tràng, phù nề, hoại tử niêm mạc…Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ cần phải thực hiện một số các phẫu thuật như: cắt bỏ màng bụng phần tiểu khung, điều chỉnh chức năng co thắt hậu môn…

Biểu hiện của bệnh sa trực tràng:

- Xuất hiện khối mô nhô ra từ hậu môn.

- Cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được.

- Đau khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, dịch nhầy hoặc són phân.

- Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng khiến người bệnh mất cảm giác muốn đi đại tiện.

Không đi đại tiện được phải làm sao?

Đến gặp bác sĩ

Đau bụng đi ngoài nhưng không đi được là bệnh gì? Không đi vệ sinh được phải làm sao? Theo các chuyên gia, nếu không có kết quả thăm khám và chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh tại nhà. việc tự ý điều trị khi chưa xác định rõ nguyên nhân dễ khiến bệnh chuyển biến xấu hơn, gây các biến chứng nguy hiểm.

Trong trường hợp triệu chứng khó đi đại tiện này chỉ xuất hiện 1 – 2 lần thì không đáng lo ngại, bạn có thể tự điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra, nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có phương án điều trị phù hợp.

Tùy theo bệnh lý gặp phải mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc nhưng nếu tình trạng đã chuyển biến xấu, rất có thể cần phải thực hiện các phương pháp can thiệp ngoại khoa. Do đó, nên đi khám bệnh sớm để việc điều trị bệnh được đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Không đi vệ sinh được phải làm sao? Nhìn chung dấu hiệu này xuất phát từ việc hậu môn – trực tràng gặp các vấn đề bất thường. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của bác sĩ, chế độ ăn uống khoa học cũng hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị và ngăn ngừa tình trạng này quay trở lại. Theo đó, các chuyên gia khuyên người bệnh cần thực hiện một số lưu ý trong chế độ ăn uống sau đây:

- Bổ sung chất xơ có trong rau xanh, củ quả vào trong mỗi bữa ăn hằng ngày.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

- Bổ sung các chất giúp nhuận tràng như: magie, axit amin…có trong bơ sữa, khoai lang, chuối, vừng đen…

- Hạn chế ăn các đồ cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích…

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Tình trạng không đi cầu được, khó đi cầu có thể được cải thiện với chế độ sinh hoạt hợp lý. Người bệnh cần tuân thủ thực hiện các lưu ý sau:

- Nên tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất là vào sáng sớm.

- Không nhịn đi đại tiện hoặc ngồi đại tiện quá lâu.

- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nên ngủ trước 23h để các cơ quan được nghỉ ngơi, thư giãn.

- Hoạt động thể chất hằng ngày với các bài tập nhẹ nhàng làm thư giãn gân cốt, giúp máu lưu thông tốt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Như vậy, cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và không loại trừ khả năng mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, cách tốt nhất là người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt nhất. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc có thể click vào khung chat hoặc gọi trực tiếp qua hotline…để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng và cụ thể.