Chẩn đoán và Phác đồ điều trị bệnh lậu mới nhất hiện nay
-
Cập nhật: 21-02-2023
-
Tham vấn: Bác sĩ Lê Văn Điển
-
Lượt xem: 4910
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến thứ hai tại Việt Nam. Theo thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO), Việt nam là nước có tỉ lệ bệnh nhân bị bệnh lậu cao tại Đông nam á. Chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh lậu là thông tin rất cần thiết đối với bạn đọc. Giúp mọi người có thể chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ mắc phải bệnh lậu. Bệnh lậu có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy bệnh lậu là gì? Triệu chứng chẩn đoán bệnh lậu như thế nào? Phác đồ điều trị bệnh lậu ra sao?
Bệnh lậu là gì?
Lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn (STD), do nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Bệnh có xu hướng lây nhiễm vào các khu vực ẩm ướt của cơ thể bao gồm:
Niệu đạo (đây là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang tiết niệu)
Họng
Mắt
Hậu môn
Âm đạo
Ống dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung ( gọi chung là đường sinh sản của nữ giới)
Bệnh lậu thường có xu hướng lây truyền từ người này sang người khác qua việc quan hệ tình dục bằng miệng, bằng hậu môn, âm đạo mà không được bảo vệ đúng cách. Những đối tượng có nhiều hơn một bạn tình hoặc không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thường có nguy cơ cao mắc phải bệnh lậu. Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích là những hành vi khiến con người tham gia vào tình dục không an toàn, gia tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội trong đó có bệnh lậu.
Chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?
Để có thể biết được mình có mắc phải bệnh lậu hay không, phương pháp chẩn đoán được áp dụng nhiều nhất đó là xét nghiệm và dựa vào các triệu chứng của cơ thể.
Chẩn đoán bệnh lậu bằng phương pháp xét nghiệm bệnh lậu
Để xác định xem vi khuẩn lậu có trong cơ thể bạn hay không, bác sĩ sẽ phân tích một mẫu tế bào. Các mẫu có thể được thu thập bằng cách:
Xét nghiệm nước tiểu: Điều này có thể giúp xác định vi khuẩn trong niệu đạo của bạn.
Lấy gạc tại các khu vực có nghi vấn mắc bệnh: một miếng gạc của cổ họng, niệu đạo, âm đạo hoặc trực tràng của bạn và đặt nó lên một phiến kính. Qua đó, có thể thu thập vi khuẩn và xác định trong phòng thí nghiệm. Phương pháp này tương đối nhanh chóng và dễ dàng, mang lại hiệu quả chẩn đoán cao.
Lấy miếng gạc chứa dịch từ các khu vực như cổ họng, âm đạo, hậu môn… Sau đó đem ủ trong điều kiện tăng trưởng vi khuẩn khoảng 48 giờ. Nếu bakm bị bệnh lậu, vi khuẩn sẽ phát triển và gia tăng rất nhanh.
Chẩn đoán bệnh lậu bằng cách nhận biết các dấu hiệu bệnh
Các triệu chứng thường xảy ra trong vòng hai đến 14 ngày sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, một số người bị nhiễm bệnh lậu không bao giờ phát triển các triệu chứng đáng chú ý. Điều quan trọng cần nhớ là một người mắc bệnh lậu không có triệu chứng, còn được gọi là người mang mầm bệnh không triệu chứng, vẫn còn truyền nhiễm. Một người có nhiều khả năng lây truyền bệnh sang các đối tác khác khi họ không có các triệu chứng đáng chú ý.
Triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới
Có khoảng hơn 50% nam giới mắc bệnh lậu thường không có triệu chứng cụ thể. Chỉ chẩn đoán được bệnh bằng cách xét nghiệm. Một số khác có thể phát hiện ra các triệu chứng đáng chú ý sau khoảng 14 ngày tiếp xúc với người bị bệnh lậu. Triệu chứng đáng chú ý đầu tiên ở nam giới thường là cảm giác nóng rát hoặc đau đớn khi đi tiểu . Khi tiến triển, các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Tần suất đi tiểu nhiều hơn, thậm chí là đi tiểu liên tục trong ngày
Dịch ở đầu dương vật tiết ra như mủ, nhỏ giọt dịch, dịch thường có màu trắng, vàng, be, hoặc màu xanh lục
Đầu dương vật đỏ và sưng tấy
Tinh hoàn sưng đau
Cổ họng đau dai dẳng
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lậu có thể tiếp tục gây tổn thương cho cơ thể, đặc biệt là niệu đạo và tinh hoàn, hoặc có thể lan đến thực tràng của nam giới.
Triệu chứng bệnh lậu ở phụ nữ
Tương tự như nam giới, có rất nhiều phụ nữ không phát triển bất kỳ triệu chứng bệnh lậu nào cả. Ngay cả khi phụ nữ phát triển các triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ, họ thường có xu hướng không để tâm vì các dấu hiệu bệnh lậu ở nữ khá giống với các bệnh viêm nhiễm âm đạo bình thường. Vì thế, không phải ai cũng tinh ý để xác định được những dấu hiệu của bệnh lậu. Các triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới bao gồm:
Âm đạo tiết dịch bất thường, dịch chảy nước có màu trắng đục hoặc hơi xanh
Đi tiểu thường xuyên hơn, tiểu rắt khó chịu
Khi đi tiểu thường có cảm giác nóng rát và đau
Đau nhức họng
Sốt kéo dài
Đau nhói ở vùng bụng dưới nếu có quan hệ tình dục
Chảy máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt
Phác đồ điều trị bệnh lậu
Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh lậu là nhằm giảm tỷ lệ tử vong, làm gián đoạn sự lây nhiễm và ngăn ngừa nhiễm trùng khuẩn lậu. Phác đồ điều trị bệnh lậu phổ biến hiện nay bao gồm các phương pháp sau:
Phác đồ điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh
Điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh có thể thông qua đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu bắt buộc phải được thực hiện tại các cơ sở uy tín, có chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước theo đúng luật định. Bên cạnh đó, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bệnh lậu bằng thuốc. Thuốc trị bệnh lậu không nên dùng chung với bất cứ ai. Mặc dù thuốc sẽ ngăn chặn sự lây nhiễm, nhưng nó không hoàn toàn điều trị dứt điểm bệnh lậu đối với một số bệnh nhân.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, việc điều trị một số bệnh lậu trở nên khó khăn hơn vì các chủng lậu kháng thuốc đang gia tăng. Nếu các triệu chứng của bạn tiếp tục trong hơn một vài ngày sau khi được điều trị, bạn nên gặp ngay bác sĩ điều trị để được kiểm tra lại.
Phác đồ điều trị bệnh lậu bằng phương pháp DHA
Điều trị bệnh lậu bằng phương pháp DHA được xem là phương pháp chữa bệnh lậu tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. DHA là phương pháp chữa bệnh lậu kết hợp với kỹ thuật gen hiện đại, giúp khắc phục được các nhược điểm của phương pháp điều trị bằng thuốc. Bởi vi khuẩn lậu cầu có khả năng kháng thuốc cao, chỉ dùng thuốc kháng sinh thì chưa thể tiêu diệt tận gốc vi khuẩn lậu cầu được.
Kỹ thuật DHA căn cứ vào đặc điểm của các chủng lậu cầu khuẩn mới, tiến hành ức chế trao đổi chuỗi gen tế bào lậu cầu khuẩn. Từ đó, giúp ngăn chặn sự phát triển của biến thể lậu cầu khuẩn và ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp DHA là sử dụng các dòng điện cao tần nên nó sẽ có khả năng định vị, định lượng chính xác vùng bệnh, xác định rõ các vị trí cư trú của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, phương pháp DHA còn có khả năng thay đổi toàn bộ cấu trúc của các tế bào vi khuẩn, giúp điều trị bệnh lậu một cách dứt điểm.
Trên đây là các thông tin cần thiết về bệnh lậu, phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh cụ thể. Nếu bạn có những hành vi quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh lậu, hoặc nghi ngờ mình đang mắc bệnh. Hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ tư vấn sức khỏe có thể tiến hành thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả !