Bảng chiều dài xương đùi thai nhi [40 tuần thai]
-
Cập nhật: 31-08-2024
-
Tham vấn: Bác sĩ Chuyên Khoa I
-
Lượt xem: 17458
Chiều dài xương đùi thai nhi là chỉ số mà nhiều thai phụ quan tâm bên cạnh chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ. Theo các chuyên gia, chiều dài xương đùi thai nhi có thể phản ánh việc trẻ sau này sẽ cao hay thấp. Vậy, những yếu tố nào quyết định đến chiều dài xương đùi thai nhi là gì? Bảng chiều dài xương đùi theo tuần đạt chuẩn hiện nay ra sao? Mời bạn cùng tham khảo nội dung thông tin qua bài viết dưới đây.
Hỏi: “Chào bác sĩ, tôi đang mang thai tuần thứ 22. Hôm qua đi siêu âm thai, bác sĩ nói chiều dài thai nhi là 32mm, ngắn hơn so với chỉ số bình thường. Tôi không có hiểu biết nhiều về các kiến thức thai sản này nên bác sĩ cho tôi hỏi chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì? Bảng chiều dài thai nhi theo tuần thế nào là đạt chuẩn? Hiện giờ tôi khá lo lắng nên mong bác sĩ trả lời sớm giúp tôi. Tôi cảm ơn!” (Nguyễn Thùy Linh – 29 tuổi, Nam Định).
Chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì? Các yếu tố quyết định đến chiều dài xương đùi thai nhi
Chiều dài xương đùi thai nhi là số đo kích thước chiều dài từ mông đến đầu gối của em bé. Thai nhi liên tục phát triển trong thai kỳ nên chỉ số này cũng sẽ có những biến động theo các tuần.
Khá nhiều thai phụ khi đi siêu âm thai chỉ quan tâm đến chỉ số cân nặng và chiều cao mà thường bỏ qua chỉ số chiều dài xương đùi. Theo các chuyên gia, chiều dài xương đùi thai nhi là chỉ số tiết lộ chiều cao sau này của em bé mà chúng ta có thể đo được ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Việc nắm bắt chỉ số chiều dài xương đùi sẽ giúp thai phụ chủ động trong việc điều chỉnh chiều cao cho con sớm.
Chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì? Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nếu chiều dài xương đùi thai nhi ngắn thì nguy cơ mắc hội chứng Down (đột biến nhiễm sắc thể) sẽ cao hơn 2 – 3 lần so với thai nhi có chiều dài xương đùi bình thường. Tuy nhiên, thai phụ cũng đừng quá lo lắng vì chiều dài xương đùi chỉ chiếm % rất nhỏ trong nguy cơ dẫn đến hội chứng Down này.
Bên cạnh việc đo chỉ số chiều dài xương đùi, bác sĩ có thể sẽ thực hiện thêm việc đo mật độ khoáng xương để đảm bảo xương đùi của bé có phát triển tốt không. Nếu cảm thấy lo lắng, thai phụ có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện thêm một số các xét nghiệm cần thiết để yên tâm hơn.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Thành, bác sĩ chuyên khoa sản phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết có 2 yếu tố lớn quyết định đến chiều dài xương đùi là: di truyền và chế độ dinh dưỡng. Cụ thể:
Di truyền: Cũng như nhiều chỉ số quan trọng khác, chiều dài xương đùi thai nhi cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là nếu trong gia đình có người sở hữu chiều cao khiêm tốn thì khả năng chiều dài xương đùi thai nhi ngắn là rất lớn và chiều cao sau này của trẻ cũng có thể bị hạn chế.
Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định rất lớn đến chiều dài xương đùi thai nhi. Theo đó, nếu mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ như: vitamin D, canxi, sắt, i - ốt, đạm, các axit béo không no…thì chiều dài xương đùi của thai nhi sẽ được cải thiện rõ ràng. Ngược lại, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, tinh bột, đường…thì xương sẽ yếu và kém phát triển hơn bình thường.
Ngoài ra, việc thức khuya, sử dụng nhiều chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu, bia…sẽ ảnh hưởng xấu đến việc phát triển của thai nhi. Vì vậy, thai phụ cần chú ý đến các chỉ số siêu âm thai và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tạo điều kiện cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh.
Bảng chiều dài xương đùi theo tuần
Khi đi siêu âm thai, máy siêu âm sẽ phân tích các chỉ số quan trọng như tuổi thai, cân nặng, chiều cao, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi…để bác sĩ có thể căn cứ, xác định thai nhi có đang phát triển bình thường hay không. Chị em cũng nên giữ kết quả siêu âm thai và căn cứ vào bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để theo dõi tốt nhất sự phát triển của con.
Theo đó,bắt đầu từ tuần thứ 14 của thai kỳ, máy siêu âm thai mới bắt đầu có thể đo được chiều dài xương đùi thai nhi. Tuy nhiên, các chỉ số này chỉ mang tính tương đối, nếu các chỉ số có sự chênh lệch không đáng kể thì chị em cũng không cần quá lo lắng. Tốt nhất, nên hỏi các bác sĩ siêu âm về các chỉ số để được yên tâm hơn.
Bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần của Bộ Y tế năm 2018
Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn có sao không?
Như đã nói ở trên, chiều dài xương đùi thai nhi ngắn có thể ảnh hưởng đến chiều cao sau này của trẻ. Thậm chí, chiều dài xương đùi ngắn thì trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down cao hơn bình thường. Tốt nhất, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sau mỗi lần siêu âm để có thể đảm bảo thai nhi được phát triển bình thường.
Ngoài ra, chị em có thể cải thiện chiều dài xương đùi thai nhi bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển xương như: canxi, i - ốt, sắt, đạm, vitamin D, axit béo không no…Thai phụ nên hạn chế sử dụng các chất béo, đường, không sử dụng các chất kích thích trong thai kỳ. Ngoài ra chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục điều độ, không thức khuya, lo lắng, căng thẳng…cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thai nhi.
Chiều dài xương đùi của thai nhi là yếu tố quyết định đến chỉ số chiều cao sau này của trẻ. Theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần là cách mà các bậc cha mẹ có thể chủ động nắm bắt sự phát triển của trẻ, kịp thời điều chỉnh các vấn đề bất thường. Vì vậy, thai phụ cần khám thai theo các mốc siêu âm quan trọng. Nếu có bất kỳ các thắc mắc nào cần các chuyên gia giải đáp, bạn đọc hãy liên hệ với bác sĩ online theo số hotline: 0386977199.
Để lại đóng góp
Để gửi bình luận, đóng góp, vui lòng sử dụng giao diện full tại đây
-
Trần Minh Anh đã hỏi4 năm trướcTôi mang thai tuần thứ 34, đi siêu âm bsi ghi xương đùi con tôi là 6.35cm Liệu nt có phải thấp so với chuẩn không a Và có ảnh hưởng gì đến bé không a Tôi xin cảm ơn bsBác sĩ OnlineChào bạn, việc này là bình thường bạn nhé, không nên quá lo lắng, để biết chính xác nhất, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ siêu âm cho bạn nhé!