9 bước khám thai của bộ y tế chuẩn nhất

9 bước khám thai của Bộ Y tế là quy định bắt buộc mà các bác sĩ sản khoa phải tuân thủ trong việc chăm sóc người phụ nữ mang thai. Đây cũng là thông tin quan trọng để thai phụ nắm rõ quá trình khám thai, giúp việc thăm khám được diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít chị em quan tâm đến vấn đề này, thậm chí là nhầm lẫn việc khám thai là đi siêu âm thai khiến bản thân bị động trong quá trình kiểm tra. Để hiểu rõ hơn về các bước khám thai của Bộ Y tế chuẩn nhất, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Bệnh nhân: “Tôi mới phát hiện bản thân có thai, tính ra cũng tầm khoảng hơn 6 tuần. Chủ nhật tới tôi sẽ đi khám thai lần đầu nên bản thân có chút lo lắng. Tôi nghe nói khám thai không chỉ có siêu âm thai mà còn có thể phải làm các xét nghiệm, tiêm phòng hoặc uống thuốc…Điều này có đúng không thưa bác sĩ! Mong bác sĩ giải đáp cụ thể giúp tôi vấn đề này. Tôi cảm ơn!” (Hoàng Ngân – 28 tuổi, Nam Định).

9 bước khám thai của bộ y tế chuẩn nhất

Bác sĩ: Chào chị Hoàng Ngân! Đúng là khám thai không chỉ có siêu âm thai mà còn  có nhiều bước kiểm tra, chăm sóc khác. Theo quy định của Bộ Y tế, quy trình này bao gồm 9 bước cơ bản. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện lần lượt để cho kết quả chính xác nhất. Cụ thể 9 bước khám thai của Bộ Y tế chuẩn nhất gồm những gì? Chúng tôi mời chị và bạn đọc theo dõi thông tin chi tiết phía dưới đây.

Quy trình 9 bước khám thai của Bộ Y tế chuẩn nhất

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần phải khám thai ít nhất 8 lần theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đây là việc làm đặc biệt cần thiết nhằm giúp thai phụ theo dõi và chăm sóc thai nhi đúng cách, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề bất thường.

Thực tế, mỗi lần khám thai thường bao gồm nhiều bước khác nhau, tùy theo độ tuổi thai nhi và cơ sở y tế thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung các lần khám thai đều phải tuân thủ 9 bước khám thai của Bộ Y tế dưới đây:

Bước 1: Thăm hỏi thông tin, sức khỏe thai phụ

Đây là bước đầu tiên trong quy trình khám thai mà tất cả thai phụ cần phải thực hiện. Nhiều chị em thường không quan tâm, chủ quan với bước thăm hỏi này vì nghĩ nó không mang lại kết quả. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đây là bước kiểm tra quan trọng nhằm giúp các bác sĩ có những chẩn đoán ban đầu, từ đó quyết định nên khám gì, làm các xét nghiệm gì cần thiết.

Tùy vào tuổi thai, bác sĩ sẽ hỏi thai phụ một số câu hỏi sau:

  • Mang thai 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu hay còn gọi là thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn thai nhi đang không ngừng phát triển để hoàn thiện cơ thể. Với những chị em lần đầu đi khám, bác sĩ trước hết sẽ hỏi về thông tin cá nhân để làm hồ sơ khám bệnh, tiếp đến sẽ hỏi thai phụ về các dấu hiệu thai nghén, tình hình sức khỏe, các dấu hiệu bất thường và tiền sử bệnh tật trước đó nhằm có những đánh giá sơ bộ về tình hình sức khỏe thai phụ và thai nhi.

  • Mang thai 3 tháng giữa

Mang thai 3 tháng giữa là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi trong khoảng từ 13 – 26 tuần. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ hỏi mẹ bầu về những thay đổi lạ của cơ thể cũng như cân nặng của mẹ, các loại thuốc đang sử dụng và thực phẩm ăn uống hàng ngày.

  • Mang thai 3 tháng cuối

Đây là giai đoạn cuối thai kỳ việc thăm khám ở thời điểm này sẽ được diễn ra thường xuyên hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho hành trình “vượt cạn” sắp tới. Bác sĩ lúc này sẽ hỏi thai phụ về hiện tượng thai máy, tình hình sức khỏe của thai phụ cũng như các có xuất hiện các triệu chứng cơ năng nào hay không…

Bước 2: Tiến hành khám toàn thân

Sau khi thăm hỏi một số thông tin cần thiết, bước tiếp theo trong quy trình 9 bước khám thai của Bộ Y tế là tiến hành thăm khám toàn thân. Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp…của thai phụ.

Việc kiểm tra này nhằm giúp bác sĩ đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe, phát hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu có tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm hay không…Từ đó, các chuyên gia sẽ tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để có thể đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường.

Bước 3: Khám sản khoa

Đây là bước khám quan trọng mà mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua. Bước khám này giúp các bác sĩ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bụng thai phụ để xem có vết sẹo mổ cũ nào không. Sau đó đo vòng bụng, đo chiều cao tử cung, nghe nhịp tim thai…Tiếp đến, thai phụ sẽ được kiểm tra bộ phận sinh dục để sớm phát hiện các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Trong trường hợp mắc bệnh, các phương án điều trị sẽ được triển khai kịp thời nhằm tránh các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Bước 4: Tiến hành các xét nghiệm cần thiết

Tùy vào thời điểm khám thai mà bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện các xét nghiệm thích hợp. Thông thường, các xét nghiệm được thực hiện khi thai nhi ở tuần thứ 11 – 14 và 22 – 23.

Các xét nghiệm gồm có: xét nghiệm thử protein niệu, đường máu… Những xét nghiệm này nhằm phát hiện các biểu hiện bất thường của thai nhi về nhiễm sắc thể (bệnh Down, bệnh Trisomy 13, Trisomy 18) hoặc các dị tật bẩm sinh nếu có.

Bước 5: Tiêm hoặc tư vấn tiêm phòng uốn ván

Bước tiếp theo trong quy trình 9 bước khám thai của Bộ Y tế chuẩn nhất là tiêm hoặc tư vấn tiêm phòng uốn ván. Thực chất, việc tiêm phòng này là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho cơ thể thai phụ. Điều này nhằm tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con khi chuyển dạ đồng thời hỗ trợ cơ thể thai nhi, hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng khi cắt dây rốn.

Đối với phụ nữ mang thai lần đầu, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 2 mũi tiêm. Mũi 1 là khi thai kỳ trên 22 tuần và mũi tiếp theo được tiêm sau mũi đầu ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

Đối với phụ nữ đã tiêm uốn ván và mang thai lần thứ 2 trở lên thì chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván khi mang thai trên 22 tuần (điều kiện là thai kỳ sau không cách quá 10 năm). Đây là mũi nhắc lại với tác dụng tương tự như những chị em tiêm lần đầu.

Bước 6: Bổ sung thuốc canxi, sắt, axit folic…

Để có thể nuôi dưỡng thai nhi phát triển cơ thể người mẹ sẽ cần nhiều hơn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu chỉ ăn uống bình thường, đặc biệt là những thai phụ bị ốm nghén nặng sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, rất dễ bị suy dinh dưỡng hoặc có thể trạng kém khi sinh ra.

Chính vì vậy, trong những lần khám thai, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ bổ sung một số loại thuốc bổ, khoáng chất cần thiết như: canxi, sắt, axit folic…Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người mà liều lượng sử dụng có thể khác nhau.

Bước 7: Hướng dẫn vệ sinh thai nghén

Cơ thể khi mang thai khá nhạy cảm, nồng độ hormone thay đổi, vùng kín ra nhiều khí hư, tử cung mở rộng hơn…nên rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các tác nhân có hại xâm nhập. Vì vậy, việc chăm sóc, vệ sinh cơ thể để có được một thai kỳ khỏe mạnh là đặc biệt cần thiết.

Trong quy trình 9 bước khám thai của Bộ Y tế, bác sĩ có trách nhiệm hướng dẫn thai phụ cách vệ sinh vùng kín, tuyến vú đúng, cách sử dụng trang phục phù hợp, tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp…Điều này nhằm giúp mẹ bầu có được kiến thức cần thiết, tránh gặp phải các vấn đề xấu ảnh hưởng đến sự sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.

Bước 8: Cập nhật thông tin vào bảng quản lý thai kỳ

Đây là bước giúp bác sĩ theo dõi và nắm bắt tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai phụ trong từng giai đoạn phát triển. Căn cứ vào những kết quả ghi chú lần trước, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán nhanh chóng, chính xác cho lần khám thai sau, tư vấn thai phụ kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị tốt cho ngày dự sinh.

Bước 9: Thông báo kết quả và hẹn lịch khám thai lại

Bước cuối cùng trong quy trình 9 bước khám thai của Bộ Y tế là thông báo kết quả và hẹn lịch khám lại vào lần sau. Ở bước này, bác sĩ thông báo tình hình sức khỏe hiện tại của cả mẹ và bé, tư vấn hướng xử lý kịp thời nếu nhận thấy có các biểu hiện bất thường. Thai phụ có câu hỏi thắc mắc cũng nên chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn nhanh chóng.

Khám thai ở đâu tốt tại Hà Nội tốt?

Tại Hà Nội, số lượng các bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa là rất lớn. Tuy nhiên, không phải tất cả trong số đó đều đảm bảo uy tín, chất lượng. Vì vậy, thai phụ khi đi khám thai cần đặc biệt chú ý.

Hiện nay, khám thai tại các phòng khám chuyên khoa đang là xu hướng. Theo các chuyên gia, khám thai là hạng mục kiểm tra đơn giản, nhanh chóng nên không nhất thiết phải tới bệnh viện mà có thể tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám nhanh chóng, tránh gây mệt mỏi, khó chịu cho thai phụ.

Khoa sản phụ khoa của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là một trong những địa chỉ khám thai tại Hà Nội được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn hiện nay. Đây là nơi làm việc của nhiều bác sĩ giỏi, từng công tác tại các bệnh viện sản khoa lớn của cả nước. Bên cạnh đó, việc được trang bị hàng loạt các thiết bị siêu âm, xét nghiệm và nội soi hiện đại sẽ giúp quá trình thăm khám thai được diễn ra nhanh chóng, chính xác và đảm bảo an toàn.

Hơn nữa, tại phòng khám, thai phụ khi đến sẽ được thăm khám ngay, không còn mất nhiều thời gian chen lấn xếp hàng, lấy số thứ tự và chờ đợi như tại các bệnh viện công lập. Nhân viên y tế tại đây sẽ hướng dẫn, hỗ trợ bạn nhiệt tình các bước đăng ký khám bệnh cũng như các vấn đề thắc mắc khác.

Với không gian khám chữa bệnh sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ các tiện ích miễn phí như: wifi, tivi, máy nghe nhạc, thang máy…sẽ mang đến cho mẹ bầu cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đi khám thai. Đặc biệt, chi phí khám thai tại đây khá bình dân, được công khai cụ thể tới thai phụ trước khi thực hiện nên thai phụ không cần phải quá lo lắng. Vì vậy, khám thai ở đâu tốt tại Hà Nội, khoa Sản phụ khoa tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là địa chỉ y tế uy tín mà chị em có thể tin tưởng trong suốt quá trình mang thai.

Như vậy, 9 bước khám thai của Bộ Y tế đã được chúng tôi chia sẻ cụ thể trong bài viết. Hi vọng điều này đã giúp chị Hoàng Ngân và các chị em hiểu rõ hơn về quy trình thăm khám thai, từ đó bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Nếu có thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám thai sớm tại Phòng khám Hưng Thịnh, bạn đọc có thể liên hệ tới số điện thoại 0386-977-199 để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

  • Cập nhật: 31-08-2024
  • Lượt xem: 4837

Để lại đóng góp (comment)

WUXV