Bệnh sùi mào gà có gây ngứa không? Phải làm sao khi bị sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà có gây ngứa không? Phải làm sao khi bị sùi mào gà là một trong những băn khoăn chung của rất nhiều bệnh nhân khi không may mắc phải căn bệnh này. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng đánh giá đây là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm và cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng những phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng nắm bắt được cơ hội đó. Bởi sự thiếu hiểu biết về căn bệnh này chính là rào cản khiến người bệnh khó tiếp cận với những điều kiện chữa bệnh tốt nhất. Hiểu được điều đó, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu một vài thông tin quan trọng về căn bệnh này sau đây.

Bệnh sùi mào gà có ngứa không?

Bệnh sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà, là một trong những căn bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm từ người này, sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó, quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chủ yếu.

Bệnh sùi mào gà có ngứa không? Bệnh sùi mào gà không gây ngứa ngáy, nhưng nếu không điều trị, các nốt sùi sẽ phát triển to, gây chảy máu từ đó gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bị bệnh sùi mào gà.

Bệnh được gây ra bởi nhóm virus gây u nhú có tên: Human papilloma (HPV). Nhóm virus này có hơn 100 chủng khác nhau nhưng  chỉ có khoảng 20 chủng được xác định có khả năng gây bệnh sùi mào gà và nguy hiểm nhất trong đó là HPV type 6, 11, 16, 18…

Bệnh sùi mào gà có thể được tìm thấy ở rất nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như sùi mào gà ở mắt, sùi mào gà ở miệng, lưỡi, mũi và bộ phận sinh dục. Các chuyên gia y tế đã tìm ra mối liên hệ mật thiết giữa bệnh sùi mào gà với việc phát sinh các căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tại bộ phận sinh dục. Vì vậy, đây có thể coi là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.

Bệnh sùi mào gà có ngứa không?

Trên thực tế, đa số bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh này đều có cảm giác ngứa ngáy. Điều này khiến họ lầm tưởng rằng bệnh gây ra hiện tượng khó chịu đó. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết:

HPV ký sinh tại lớp thượng bì ẩm ướt trong cơ thể người. Tại đây, không chứa các dây thần kinh cảm giác. Chính vì vậy, về cơ bản người bị bệnh sùi mào gà sẽ không bị ngứa ngáy do bệnh sùi mào gà.

Tuy nhiên, các nốt sùi mào gà có một đặc điểm là chúng rất mềm mại, thường xuyên tiết rất nhiều dịch gây mùi hôi và ẩm ướt tai vị trí bị bệnh. Chính những yếu tố này đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm ký sinh, phát triển và gây ngứa ngáy cho người bệnh.

Vậy nên, mặc dù không phải là tác nhân trực tiếp gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân nhưng bệnh sùi mào gà chính là yếu tố xúc tác khiến cho người bệnh bị ngứa ngáy.

Vì vậy, thông thường trong giai đoạn đầu của bệnh sùi mào gà, người bệnh chưa có cảm giác ngứa ngáy vì các nốt sùi có kích thước nhỏ, tiết dịch ít. Nhưng sau khi chúng đã phát triển mạnh và có kích thước lớn thì việc thường xuyên phải chịu đựng tình trạng ngứa ngáy tại vị trí mắc bệnh là điều khá phổ biến.

Phải làm sao khi bị sùi mào gà?

Cảm giác chung của hầu hết bệnh nhân khi không may phát hiện mình mắc phải căn bệnh này chính là lo lắng, sợ hãi và mất phương hướng. Chính vì vậy, nếu không có sự chỉ dẫn đúng đắn có thể dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc. Chính vì vậy, các chuyên gia tư vấn chăm sóc sức khỏe thường dành một số lời khuyên cho những bệnh nhân không may mắc bệnh sùi mào gà như sau:

- Đừng quá lo lắng: Chắc hẳn không ai mong muốn mình bị mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu như bạn không may bị bệnh thì cũng đừng buồn rầu và lo lắng. Bởi trạng thái tâm lý tiêu cực có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, hãy thử tìm kiếm các giải pháp điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại các cơ sở y tế.

- Thành thật với bạn đời: Khi bạn không may mắc bệnh sùi mào gà thì có thể bạn đời của bạn cũng là đang áp đối tượng của căn bệnh này. Chính vì vậy, hãy thử ngồi lại với nhau, chia sẻ thành thật các thông tin về sức khỏe và cùng nhau tìm ra những biện pháp giải quyết phù hợp nhất.

- Tạm dừng quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh không chỉ tạo điều kiện cho bệnh sùi mào gà phát triển nhanh hơn mà còn lan rộng. Từ đó, việc khống chế và loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này ra khỏi đời sống sẽ trở nên vô cùng khó khăn,

-  Đi khám và điều trị: Nếu muốn khỏi bệnh, việc đi khám và điều trị căn bệnh này là yếu tố tiên quyết và tất cả bệnh nhân không nên bỏ qua. Các chuyên gia cũng nhận định đây là căn bệnh tương đối khó điều trị nên bạn cần sáng suốt trong chọn lựa cơ sở y tế để điều trị bệnh. Tuyệt đối không tự mua thuốc, chữa bệnh tại nhà để tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

- Tuân thủ nguyên tắc điều trị: Tuân thủ nguyên tắc điều trị được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả chữa trị bệnh cao nhất và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát trở lại.

-  Xây dựng chế độ sống lành mạnh: Hãy tự xây dựng cho mình hàng rào bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh khác nhau, trong đó có bệnh sùi mào gà bằng cách nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.

Như vậy, với những thông tin và lời khuyên của chúng tôi dành cho những bệnh nhân bị bệnh sùi mào gà về "Bệnh sùi mào gà có ngứa không?" Phải làm sao khi bị sùi mào gà. Hi vọng đã giúp các bạn có thêm kiến thức để chăm sóc bản thân và điều trị dứt điểm căn bệnh này. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sức khỏe và hỗ trợ một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 5166

Để lại đóng góp (comment)

FL25