Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Mụn cóc ở chân là một loại bệnh khá phổ biến và dai dẳng. Vậy liệu mụn có ở chân có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị bệnh mụn cóc ở chân ra sao? Đây là những câu hỏi mà nhiều người gặp phải tình trạng này quan tâm. Đó cũng là một câu hỏi mà một bạn đọc gửi về cho bác sĩ Nguyễn Lương Xu tại chuyên trang bác sĩ online.

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?

Hỏi: Chào bác sĩ! Em tên là Phan Anh, năm nay em 27 tuổi. Dạo gần đây bàn chân em có xuất hiện tình trạng nổi những nốt mụn sần, bé và cứng. Ban đầu em nghĩ là do côn trùng đốt vài ngày sẽ khỏi, nhưng được một tuần sau nó lan ra nhiều vị trí là bàn chân. Em khá lo lắng không biết nguyên nhân là do đâu, nó có nguy hiểm gì không? Và cách điều trị thế nào thưa bác sĩ! (Phan Anh – Ninh Bình)

Trả lời: Bạn Phan Anh thân mến, lời đầu tiên cho chúng tôi cảm ơn bạn vì đã gửi câu hỏi về cho phòng khám. Với câu hỏi của bạn, do thông tin mà bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi chỉ chẩn đoán sơ bộ rằng rất có thể bạn mắc phải mụn cóc ở chân. Bạn vẫn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh của mình. Những thông tin xoay quanh tình trạng của bạn gặp phải sẽ được chúng tôi hiển thị ở những nội dung sau.

Mụn cóc ở chân là gì?

Đây là một loại bệnh lý do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Chúng thâm nhập vào da qua các vết thương hở, vết trầy xước trên da. Nó thường xuất hiện ở lòng bàn chân, mắt cá chân, ngón chân gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra mụn cóc ở chân

Mụn cóc ở chân được xác định do sự thâm nhập của virus HPV vào bên trong cơ thể. Nguyên nhân được xác định là do:

- Quan hệ tình dục không an toàn với những đối tượng nhiễm virus HPV.

- Vệ sinh chân không sạch sẽ, do thói quen sinh hoạt lười tắm rửa. Thường xuyên sử dụng nguồn nước không đảm bảo. Đây là cơ hội cho các virus HPV dễ dàng tấn công.

- Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh thông qua các vết thương hở, vết lở loét trên da.

- Chân tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh trong khi chạy bộ và sử dụng chung đồ dùng cá nhân như giày dép của người bệnh.

Một số dấu hiệu nhận biết mụn cóc ở chân

Thông thường người mắc bệnh mụn cóc ở chân thường hay nhầm lẫn với những vết chai sạn thường hay gặp. Để phân biệt được mụn cóc ở chân với các dấu hiệu khác, cần dựa trên những dấu hiệu cơ bản sau:

- Xuất hiện những nốt nhỏ, sần, cứng ở xung quanh lòng bàn chân

- Những nốt mụn nhỏ thường gây đau nhẹ khi di chuyển

- Trên những nốt mụn thường có những chấm đen do sự đông lại của các mạch máu.

- Nếu kéo dài tình trạng này đi lại bạn sẽ cảm thấy khó chịu và vướng víu.

Mụn cóc ở chân nếu không được phát hiện và chữa trị thì nó sẽ lây lan và phát triển mạnh. Làm cho cuộc sống bị xáo trộn và ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không

Tình trạng mụn cóc ở chân thường không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Nó thường gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, tạo ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Ngoài ra những người mắc bệnh này còn có cảm giác xấu hổ vì tính thẩm mỹ mà nó gây nên.

Bên cạnh đó nếu để tình trạng này lâu dần, các nốt mụn sẽ phát triển về mặt kích thước, cảm giác đau đớn gia tăng, đôi lúc còn cảm thấy đau đớn dữ dội. Những hoạt động đi lại trở nên khó khăn và khiến cho người bệnh ngại di chuyển. Ngoài ra người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao. Để khắc phục tình trạng này bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và khám chữa sớm nhất.

Các phương pháp điều trị mụn cóc ở chân

Mụn cóc ở chân có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Có thể sử dụng thuốc để ngăn chặn virus HPV, sử dụng những phương pháp dân gian, hay can thiệp ngoại khoa để điều trị.

Điều trị mụn cóc ở chân bằng cách dân gian

Có rất nhiều những cách mà thời cha ông truyền lại về điều trị mụn cóc ở chân như: sử dụng lá tía tô, tỏi và vôi  đắp trực tiếp lên các nốt mụn cóc ở chân. Đối với lá tía tô và tỏi ngoài việc đắp trực tiếp thì có thể giã nát sau đó lấy nước uống trực tiếp mỗi ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp áp dụng cho những nốt mụn cóc nhỏ, có kích thước bé. Đối với những nốt mụn cóc có kích thước lớn, thuộc các chủng HPV nguy hiểm, thì không thể áp dụng các phương pháp này. Mà cần phải nhờ đến sự điều trị của y học.

Điều trị mụn có ở chân bằng thuốc bôi

Đây là phương pháp được khá nhiều người áp dụng khi gặp phải bệnh lý này. Các dạng thuốc bôi có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt các loại virus nguyên nhân gây nên bệnh này. Những loại thuốc này sẽ làm các nốt mụn cóc khô dần và rụng sau một thời gian.

Ưu điểm của phương pháp sử dụng thuốc bôi là thuận tiện, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên nó chỉ áp dụng đối với một số chủng loại virus HPV. Cho nên muốn biết rõ mình gặp phải trường hợp nào, thì cần đến ngay các địa chỉ y tế để kiểm tra và được bác sĩ kê đơn. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc làm bệnh thêm trầm trọng.

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Để chắc chắn về bệnh lý mà mình gặp phải việc đến các cơ sở y tế là điều cần thiết. Sau khi kiểm tra và thăm khám nếu bệnh của bạn ở tình trạng nặng. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Đối với một số trường hợp được chỉ định thực hiện các thủ thuật nhằm tiêu diệt virus HPV.

Trên đây, là toàn bộ những kiến thức xoay quanh chủ đề “mụn cóc ở chân có nguy hiểm không”. Từ đó, các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích, để từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn trong chữa trị bệnh lý. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết khám chữa ở đâu. Thì dưới đây sẽ là một số gợi ý về các địa chỉ uy tín điều trị mụn cóc ở chân chất lượng.

Địa chỉ công lập chữa mụn cóc ở chân

  • Bệnh viện da liễu Hà Nội – chuyên khám chữa các bệnh xã hội

Địa chỉ: 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội

  • Bệnh viện Y học cổ truyền Quân Đội 

Địa chỉ: 442 Kim Giang - Quận Hoàng Mai - TP Hà Nội

  • Bệnh viện da liễu Trung Ương

Địa chỉ: 15A, Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

Địa chỉ ngoài công lập điều trị mụn cóc ở chân

  • Phòng khám Đa Khoa Hưng Thịnh

Địa chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0386.977.199

  • Phòng khám đa khoa Thái Hà 

Địa chỉ: 11 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0365.116.117

https://www.healthline.com/health/skin-disorders/flat-warts
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 9457

Để lại đóng góp (comment)

WOPL