Xoắn khuẩn giang mai là gì? Đặc điểm hình dạng và kích thước

Xoắn khuẩn giang mai là tác nhân chính gây ra bệnh giang mai, đây là một căn bệnh xã hội nguy hiểm và có khả năng lây truyền nhanh chóng qua đường tình dục không an toàn. Vậy xoắn khuẩn giang mai là gì? Đặc điểm, hình dạng và kích thước xoắn khuẩn giagn mai như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về xoắn khuẩn giang mai trong bài viết hôm nay.

Xoắn khuẩn giang mai là gì?

Xoắn khuẩn giang mai là gì

Xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum, đây là một loại vi khuẩn yếu khi ra ngoài cơ thể sẽ không thể sống quá được vài tiếng đồng hồ, tuy nhiên ở những nơi ẩm ướt sẽ thường sẽ sống dai dẳng hơn.

Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng 21 ngày và xoắn khuẩn giang mai sẽ phát triển dẫn đến những diễn biến qua 3 thời kỳ như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này kéo dài trong 2-6 tuần với những biểu hiện của tổn thương tiên phát ở bộ phận sinh dục đó là săng giang mai. Xoắn khuẩn giang mai gây nhiều tổn thương và khả năng lây nhiễm cao ở giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Xoắn khuẩn giang mai gây nên những tổn thương ở cơ quan nội tạng với biểu hiện là các ban đỏ trên da.

Giai đoạn 3: Các tổn thương đã hình thành ở cơ quan sinh dục như nội tạng, tim mạch, xương, các gôm giang mai gây tổn thương hệ thần kinh, gây liệt và tàn phế.

Đây là một loại vi khuẩn gây nguy hiểm tới sức khỏe mà hiện nay vẫn chưa có loại vác xin nào có thể phòng tránh được căn bệnh giang mai hiệu quả. Vì vậy mà mỗi  người chúng ta cần chủ động phòng tránh bằng những biện pháp khác nhau để tránh sự lây nhiễm loại xoắn khuẩn giang mai này.

Đặc điểm, hình dáng và kích thước xoắn khuẩn giang mai

Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai

Xoắn khuẩn giang mai có khả năng chịu lạnh cao và có thể chịu được độ lạnh tới -20 độ C mà vẫn di động. Xoắn khuẩn sẽ bất động ở nhiệt độ 45 độ C và chỉ sống được 30 phút ở nhiệt độ này. Dùng xà phòng sẽ tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai trong vòng vài phút.

Xoắn khuẩn giang mai có khả năng bắt màu thuốc nhuộm, loại thuốc nhuộm xoắn khuẩn bắt màu tốt nhất đó là phương pháp nhuộm thấm bạc. Đây là một phương pháp thông dụng để có thể nhuộm xoắn khuẩn,  xoắn khuẩn giang mai sẽ bắt màu nâu đen.

Xoắn khuẩn giang mai thường được lây truyền chủ yếu thông qua việc tiếp xúc giữa người lành và người bệnh bị giang mai. Bệnh thường có khả năng lây truyền cao nhất khi đang ở giai đoạn 1. Những đường lây truyền xoắn khuẩn khác có thể kể đến như ở niêm mạc mắt, niêm mạc miệng hoặc là qua phần da bị xây xước.

Đối với phụ nữ mang thai thì xoắn khuẩn giang mai có thể truyền qua nhau thai và gây nên giang mai bẩm sinh, ngoài ra khi sinh thì xoắn khuẩn cũng có thể đi qua đường sinh dục của người mẹ và lây nhiễm sang thai nhi.

Hình dáng và kích thước xoắn khuẩn giang mai

kích thước xoắn khuẩn giang mai

Các xoắn khuẩn giang mai thường có dạng hình xoáy và có khả năng di động tốt. Các xoắn khuẩn sẽ có ở nhiều nơi trong tự nhiên và nhiều loại ký sinh ở trên cơ thể người và động vật. Có thể trông thấy xoắn khuẩn giang mai trên kính hiển vi ở nền đen, xoắn khuẩn giang mai khi trưởng thành thường rất dài, có thể gặp thành chữ V và đứt thành đôi, xoắn khuẩn được sinh sản bằng cách chia đôi theo chiều ngang và thực hiện khoảng 30 giờ/1 lần.

Xoắn khuẩn giang mai thường có hình xoắn mảnh dài có kích thước từ 8 – 20 µm và chiều rộng là 0,1 – 0,2 µm. Xoắn khuẩn giang mai thường sẽ có từ 8 đến 14 xoắn đều, mỗi vòng xoắn sẽ cách nhau khoảng 1 µm. Xoắn khuẩn giang mai không có vỏ cũng như không tạo bào, ở đầu có 2 lông tuy nhiên nó không di chuyển bằng lông mà là bằng sự uốn khúc vòng lượn ở xung quanh trục của nó.

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai

Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai mà tất cả mọi người cần biết đó là:

Thực hiện tình dục an toàn và chung thủy 1 vợ 1 chồng, đây là biện pháp an toàn để tránh lây nhiễm bệnh giang mai từ người bệnh. Hạn chế sử dụng chung đồ các nhân với người khác.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nhất là khi quan hệ tình dục với người lạ, không thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng.

Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để tránh việc lây nhiễm sang thai nhi.

Việc chủ động phòng tránh là hết sức quan trọng để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh giang mai từ người này qua người khác. Sự nguy hiểm của xoắn khuẩn giang mai là không phải bàn cãi, vì vậy mỗi người trong chúng ta cần nâng cao nhận thức về căn bệnh này để có thể phòng tránh một cách hiệu quả. Nếu như bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp thì hãy vui lòng liên hệ qua hotline hotline để được các bác sĩ sức khỏe tư vấn miễn phí.

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 6424

Để lại đóng góp (comment)

KM89