Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Thời gian sống của tinh trùng bao lâu?

Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Thời gian sống của tinh trùng như thế nào? Đây là những thắc mắc phổ biến hiện nay của nhiều cặp vợ chồng có ý định sinh con. Các chuyên gia, bác sĩ nói gì về vấn đề này? Mời bạn đọc theo dõi qua nội dung bài viết dưới đây.

Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai

Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai?

Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai được tính từ thời điểm tinh trùng bắt đầu được phóng vào trong âm đạo của nữ giới. Theo đó, các tinh trùng sẽ phải trải qua quá trình bơi từ đường âm đạo, qua cổ tử cung, tử cung để gặp được trứng trong ống dẫn trứng. Quãng đường này dài khoảng 20cm và có tới hàng triệu tinh binh bị tiêu diệt ở mỗi chặng đường mà nó đi qua.

Theo các chuyên gia, trứng gặp tinh trùng bao lâu thì thụ thai khó có thể xác định được thời gian cụ thể. Lí đó là bởi vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thể trạng của tinh trùng, nồng độ axit trong môi trường âm đạo, chất nhầy ở cổ tử cung và độ dài của vòi trứng.

Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai phụ thuộc vào thể trạng của tinh trùng

Nhiều người thắc mắc về việc tinh trùng bơi bao lâu thì gặp trứng? Theo các chuyên gia, những tinh trùng khỏe mạnh sẽ có thời gian bơi đến gặp trứng ngắn hơn so với những tinh trùng yếu ớt khác. Với quãng đường 20cm, tốc độ di chuyển trung bình là 5mm/phút thì tinh trùng khỏe mạnh có thể gặp được trứng sau khoảng 45 phút kể từ khi được phóng vào âm đạo. Còn với những tinh trùng yếu ớt thời gian này có thể mất tới 12 giờ.

Nồng độ axit trong âm đạo quyết định thời gian tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai

Nồng độ axit trong âm đạo quyết định rất lớn đến khả năng thụ thai. Nếu nữ giới có nồng độ axit trong âm đạo cao có thể làm tinh trùng bất động, không di chuyển được thậm chí là bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngược lại, nếu nồng độ axit vừa phải sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển nhanh chóng hơn để tới gặp trứng và thụ thai. Đây cũng là yếu tố quyết định đến việc tinh trùng sống được bao lâu trong âm đạo và thời gian tinh trùng bơi bao lâu thì gặp trứng.

Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì thụ thai còn phụ thuộc vào lượng chất nhầy ở cổ tử cung

Chất dịch nhầy ở cổ tử cung của nữ giới chính là vật cản quá trình di chuyển của tinh trùng vào gặp trứng. Ở những ngày thường, tử cung của nữ giới khép kín, được bao bọc bởi một lớp màng nhầy nên khả năng tinh trùng xâm nhập sâu vào bên trong tử cung là rất thấp. Chỉ những ngày ngày rụng trứng thì tử cung nữ giới mới được mở rộng ra. Kiểm tra việc tiết dịch nhầy tại bộ phận sinh dục sẽ giúp chị em nhận biết được ngày rụng trứng để lên kế hoạch thụ thai hoặc tránh thai hiệu quả. Vậy ra dịch nhầy bao lâu thì trứng rụng? 

Theo các chuyên gia, dịch nhầy ở âm đạo nữ giới được tiết ra hằng ngày để giữ ẩm và đảm bảo các cơ quan ở bộ phận sinh dục được phát triển bình thường. Nếu dịch nhầy tiết ra nhiều hơn và có một số biểu hiện bất thường thì có thể là dấu hiệu của ngày rụng trứng. Vì vậy, thời gian ra dịch nhầy bao lâu thì trứng rụng sẽ căn cứ vào thời điểm dịch nhầy có những biểu hiện khác thường.Tuy nhiên, chị em phụ nữ cũng cần lưu ý vì điều này cũng có thể nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa khác.

Độ dài vòi trứng ảnh hưởng đến thời gian tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai

Vòi trứng có độ dài trung bình khoảng 10cm chiếm khoảng ½ quãng đường di chuyển của tinh trùng tới trứng. Vì vậy, vòi trứng dài hay ngắn cũng quyết định tới thời gian tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai. Ngoài ra, nếu vòi trứng gặp các vấn đề bất thường cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khó thụ thai ở nữ giới.

Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai còn tùy thuộc vào loại tinh trùng

Thời gian thụ thai còn ảnh hưởng bởi loại tinh trùng

Có 2 loại tinh trùng là tinh trùng X (quy định giới tính nữ) và tinh trùng Y (quy định giới tính nam). Hai loại tinh trùng này có tốc độ di chuyển và thời gian sống khác nhau vì vậy sẽ quyết định đến thời gian trứng gặp tinh trùng và thụ thai. Ngoài ra, hiểu được thời gian tinh trùng X và tinh trùng Y sống được bao nhiêu ngày sẽ giúp các vợ chồng có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn giới tính thai nhi.

- Tinh trùng X có tốc độ di chuyển chậm hơn so với tinh trùng Y và có thời gian sống khoảng 2 - 3 ngày trong môi trường axit. 

- Tinh trùng Y có tốc độ di chuyển nhanh hơn nhưng thời gian sống ngắn hơn, khoảng 1 ngày trong môi trường kiềm. 

Ví dụ, nếu muốn tăng khả năng sinh con trai, cặp vợ chồng cần xác định thời gian tinh trùng Y sống được bao nhiêu ngày để lựa chọn thời điểm quan hệ tình dục phù hợp. Theo đó, vợ chồng nên quan hệ vào ngày rụng trứng hoặc sau khi trứng vừa rụng. Lúc này độ pH đạt mức cao nhất và môi trường kiềm sẽ tạo điều kiện cho tinh trùng Y sống được lâu hơn.

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu?

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu được tính từ thời điểm tinh trùng gặp trứng trong ống dẫn trứng cho đến khi hình thành phôi thai và phát triển trong cổ tử cung.

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu

Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung? Theo đó, ngay sau khi thụ thai khoảng 3 - 4 ngày thì hợp tử sẽ di chuyển vào trong cổ tử cung.  Trong quá trình di chuyển, hợp tử sẽ phân bào 3 lần để thành phôi nang. Khi tới được tử cung, phôi nang sẽ hình thành chân giả bám vào niêm mạc và phát triển thành nhau thai. Thời gian làm tổ này sẽ mất khoảng từ 7 - 10 ngày. Như vậy, quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu được tín bằng tổng thời gian 2 giai đoạn trên, tức vào khoảng từ 10 - 14 ngày.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem video quá trình thụ thai ở đây.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là không phải khi phôi nang làm tổ xong không đồng nghĩa với việc thụ tinh thành công. Khoảng ⅓ trường hợp nữ giới không mang thai do gặp phải đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình đơn bào.

Thời gian sống của tinh trùng là bao lâu?

Một tinh trùng trưởng thành bao gồm 3 bộ phận là đầu, cổ và đuôi. Kích thước của chúng rất nhỏ, chỉ dài khoảng 0,05mm và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tùy vào môi trường khác nhau mà thời gian sống của tinh trùng cũng khác nhau. Cụ thể:

Thời gian sống của tinh trùng là bao lâu

Thời gian sống của tinh trùng trong môi trường âm đạo

Tinh trùng sống được bao lâu trong âm đạo? Điều này phụ thuộc nhiều vào độ pH trong âm đạo. Thông thường, độ pH trong âm đạo của nữ giới vào khoảng 3,5 – 4. Ở điều kiện này, tinh trùng có thể sống được khoảng 2 tiếng sau khi xuất tinh. Sau 2 tiếng sẽ có khoảng 90% tinh trùng bị chết. Chỉ có rất ít tinh trùng được tinh dịch bảo vệ mới có khả năng sống sót lâu hơn và có cơ hội thâm nhập vào ống dẫn trứng để thụ tinh. Vì vậy, nếu môi trường axit trong âm đạo ổn định thì thời gian tinh trùng sống được bao lâu trong âm đạo cũng sẽ lâu hơn. 

Thời gian sống của tinh trùng trong tử cung

Nồng độ axit và lượng chất nhầy trong cổ tử cung sẽ quyết định đến việc tinh trùng sống bao lâu trong tử cung. Nếu độ pH nhỏ hơn 6.5 thì tinh trùng gần như bất động, độ pH từ 7 – 7.5 thì tinh trùng có khả năng xâm nhập bình thường, độ pH trên 8 thì tinh trùng sẽ có khoảng 2 tiếng sống sót để xâm nhập sâu hơn vào bên trong tử cung.

Tinh trùng sống bao lâu trong tử cung còn phụ thuộc vào các mốc thời gian:

Sau 15 phút: Tinh trùng có thể di chuyển đến cổ tử cung.

Sau 1 tiếng: Tinh trùng sẽ xuất hiện trong cổ tử cung.

Sau 6 tiếng: Tinh trùng vẫn sống sót và hoạt động bình thường trong cổ tử cung nữ giới.

Sau 12 tiếng: Lượng tinh trùng giảm còn khoảng 80%.

Sau 36 tiếng: Số tinh trùng sống sót còn lại khoảng 25%.

Sau 72 tiếng: Gần như không còn tinh trùng nào có thể sống sót.

Ở một số trường hợp đặc biệt, tinh trùng có thể sống tới 5 ngày trong cổ tử cung của nữ giới.

Thời gian sống của tinh trùng bên ngoài không khí

Tinh trùng ra ngoài bao lâu thì chết? Đối với môi trường bên ngoài không khí, thời gian sống của tinh trùng là rất thấp. Cụ thể ở một số điều kiện như sau:

Tinh trùng nằm trong tinh dịch: Nếu tinh trùng xuất hiện ở bao quy đầu thì thời gian sống sót của chúng thường trong khoảng từ 20 – 24 giờ sau khi phóng tinh vào âm đạo nữ giới.

Tinh trùng trong nước ấm: Tinh trùng ưa sống trong điều kiện nhiệt độ ấm khoảng từ 35 – 36 độ C. Vì vậy, thời gian sống sót của tinh trùng ở điều kiện này thường từ 10 – 15 phút.

Tinh trùng trong nước nóng: Tinh trùng không thể sống ở nhiệt độ cao. Vì vậy khi ở trong nước nóng tinh trùng sẽ chết ngay lập tức.

Tinh trùng bắn ra ngoài không khí: Nhiều nam giới khi bắn tinh ra ngoài thường thắc mắc không biết tinh trùng ra ngoài bao lâu thì chết? Theo các chuyên gia, nếu tinh trùng xuất ra ngoài không khí, bám vào quần áo, ga trải giường thì sau khoảng vài giây đến vài phút khi tinh dịch khô thì chúng sẽ chết. 

Làm sao để có thể rút ngắn thời gian tinh trùng gặp trứng?

Theo các chuyên gia, việc rút ngắn thời gian tinh trùng gặp trứng so với thời gian được ước tính trung bình là rất khó. Tuy nhiên, vẫn có khả năng này vẫn có thể xảy ra nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

- Giữ cân bằng môi trường âm đạo bằng việc vệ sinh sạch sẽ, đúng cách vùng kín hằng ngày.

- Quan hệ tình dục vào những ngày rụng trứng. Lúc này tử cung được mở rộng, tạo điều kiện cho tinh trùng có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong.

- Nam giới cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tinh trùng được khỏe mạnh và di chuyển nhanh chóng hơn.

- Lựa chọn tư thế quan hệ tình dục thuận lợi để tinh trùng có thể bắn vào sâu bên trong âm đạo của nữ giới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian sống của tinh trùng

Có nhiều yếu tố quyết định đến sức khỏe và thời gian sống của tinh trùng. Cụ thể:

1. Tuổi tác

Nam giới trong độ tuổi từ 20 – 40 có chất lượng tinh trùng cao hơn so với các nhóm độ tuổi khác. Ngoài 40 tuổi, tỷ lệ sống của tinh trùng sẽ giảm 0,7% và sau 60 tuổi thì số lượng tinh trùng sống sót là cực thấp cùng với đó là tỷ lệ dị dạng tăng cao, khoảng tới 80%.

2. Nhiệt độ

Những người có thói quen tắm ngâm nước nóng lâu, mặc quần bó sát hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ cao sẽ có khả năng sinh sản thấp hơn bình thường. Nguyên nhân là do tinh trùng ưa sống trong nhiệt độ ấm khoảng từ 35 – 36 độ C. Vì vậy, khi gặp nhiệt độ cao trên 40 độ, tinh trùng sẽ rất yếu và thời gian sống sót là rất ngắn. 

3. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích là nguyên nhân khiến tinh trùng ít và yếu đi. Nam giới cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất trong thực đơn ăn uống hằng ngày nhằm tăng cường sức khỏe cho tinh trùng.

4. Thói quen sinh hoạt

Thường xuyên thức khuya, căng thẳng trong thời gian dài sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng dẫn đến khả năng sinh sản ở nam giới cũng giảm sút theo. Giữ tâm trạng thoải mái là cách phòng tránh hiệu quả nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cho nam giới.

Biết được thời gian sống của tinh trùng, tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai sẽ giúp vợ chồng chủ động hơn trong việc quan hệ tình dục. Đồng thời sẽ có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tinh trùng, giúp quá trình thụ thai được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 11002

Để lại đóng góp (comment)

WL19