Cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không?

Cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không đang là nỗi lo lắng, thắc mắc của nhiều chị em sau khi gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia, hiệu quả của que cấy que tránh thai lên tới 99%, thời gian duy trì từ 3 – 5 năm và không gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục. Vì vậy, đây là một trong những phương pháp tránh thai an toàn hiện nay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi cấy thai tránh thai bị mất kinh, rong kinh, chậm kinh…Vậy, cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không? Dưới đây là lời giải đáp từ chuyên gia.

Cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không

Hỏi:Thưa bác sĩ, cách đây hơn 3 tháng em có đi cấy que tránh thai. Tháng đầu tiên em vẫn có kinh nguyệt bình thường nhưng tháng thứ 2 thì máu kinh ra ít và tháng này thì không có kinh nguyệt. Em rất lo lắng không biết có phải do em đang mang thai không? Cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không bác sĩ? Mong bác sĩ trả lời sớm giúp em. Em cảm ơn!” (Thủy Nguyễn - 31 tuổi, Nam Định).

Trả lời: Chào bạn, mất kinh sau khi cấy que tránh thai là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải. Trong trường hợp này, khả năng mang thai là rất thấp vì hiệu quả của que cấy lên tới hơn 99% nếu thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín. Vì vậy, chúng tôi cho rằng khả năng đây chỉ là tác dụng phụ thông thường của que cấy tránh thai trong thời gian đầu. Cụ thể cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không, mời bạn và chị em theo dõi các thông tin được trình bày dưới đây.

Cơ chế hoạt động của que tránh thai là gì?

Que tránh thai là một dụng cụ y tế tránh thai có kích thước nhỏ chỉ bằng que diêm, được cấy vào vùng da dưới tay (tay không thuận, ít vận động). Cơ chế hoạt động của que tránh thai là tiết ra hormone Progesterone gây ức chế sự phóng noãn của trứng đồng thời làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung tiết ra dày và đặc hơn, cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng vào sâu trong tử cung, gặp trứng và thụ tinh.

Nhìn chung, cơ chế hoạt động của que tránh thai giống với các loại thuốc tránh thai hằng ngày mà chị em sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này được thực hiện đơn giản với kết quả duy trì từ 3 – 5 năm. Vì vậy, ngày càng có nhiều chị em lựa chọn cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai đơn giản, an toàn và hiệu quả hiện nay.

Cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không?

Nhiều chị em bày tỏ sự lo lắng, thắc mắc về tình trạng cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không? Theo các bác sĩ sản phụ khoa, cấy que tránh thai là phương pháp dễ gây ra các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt như: thống kinh, rong kinh, chậm kinh hoặc mất kinh.

Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 47% nữ giới sau khi thực hiện biện pháp cấy que tránh thai có kinh nguyệt bình thường như lúc chưa cấy. Trong khi đó, có 15% nữ giới có kinh nguyệt ra nhiều hơn trước và tới 38% trường hợp bị mất kinh hoặc máu kinh nguyệt ra ít.

Nhận định về vấn đề này, các chuyên gia khẳng định trường hợp không ra máu kinh hàng tháng sau khi cấy que tránh thai là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải là bệnh lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Thậm chí, điều này còn mang lại một số lợi ích nhất định cho cơ thể như ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt cũng như giúp chị em cảm thấy thoải mái khi tham gia các hoạt động xã hội hoặc các môn thể thao yêu thích.

Thông thường, trong khoảng 6 tháng kể từ khi cấy que tránh thai, nữ giới sẽ gặp phải các bất thường về kinh nguyệt. Bên cạnh đó, các triệu chứng như: căng tức ngực buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tăng cân, nám da, nổi mụn, dễ căng thẳng...cũng thường gặp hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ diễn ra thoáng qua và sẽ giảm dần theo thời gian. Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú vẫn có thể sử dụng que cấy tránh thai an toàn vì dụng cụ này không làm ảnh hưởng đến sự tiết sữa và chất lượng sữa.

Như vậy, với thắc mắc cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không, các chuyên gia nhận định đây là vấn đề bình thường, chị em không cần quá lo lắng. Sau khoảng 5 - 6 tháng sau khi sử dụng que, kinh nguyệt của chị em sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này, nữ giới vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì cần nhanh đến cơ sở y tế để thăm khám. Không loại trừ khả năng cơ thể nữ giới không phù hợp với que cấy nên cần được tháo ra sớm để tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra với sức khỏe và khả năng sinh sản.

Một số vấn đề cần lưu ý khi đặt que cấy tránh thai

Đa phần, que cấy tránh thai đều không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động  chức năng, sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, nếu thực hiện tại các cơ sở y tế kém chất lượng, thiếu uy tín, nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm là rất cao.

Không ít trường hợp nữ giới bị nhiễm trùng da, xê dịch vị trí đặt que, gây đau đớn, khó chịu... do kỹ thuật thực hiện không được đảm bảo. Chính vì vậy, bất kỳ một phương pháp điều trị nào dù là đơn giản, nhanh chóng, người bệnh cũng chỉ nên thực hiện tại bệnh viện, phòng khám uy tín, chất lượng để bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt nhất.

Khi mới cấy que tránh thai, trong khoảng 24 giờ đầu, nữ giới tuyệt đối không ngâm cánh tay vào nước. Ngoài ra, do vùng da sau khi cấy bị bầm tím nên chị em tránh sờ, đụng chạm vào vùng da này để các tế bào da có thời gian lành lại cũng như hạn chế tình trạng bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chị em cũng chú ý không mang vác nặng, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh tình trạng que tránh thai bị xê dịch gây đau đớn.

Lưu ý, với những người đang điều trị bệnh động kinh hay đang sử dụng các loại thuốc chữa bệnh gan thì không nên sử dụng que cấy tránh thai vì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể đặt que cấy tránh thai với điều kiện trẻ đã trên 6 tuần tuổi.

Như vậy, những chị em thắc mắc cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không sẽ không cần phải lo lắng quá mức vì đây chỉ là tác dụng phụ bình thường của que tránh thai. Trong trường hợp này bạn chỉ cần chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Nếu sau 8 tháng kể từ khi đặt que cấy que tránh thai, nữ giới vẫn chưa có kinh nguyệt thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường của cơ thể.

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 5056

Để lại đóng góp (comment)

IJLB