Khám phụ khoa có đau không?

Khám phụ khoa có đau không? Khám phụ khoa theo định kỳ là việc làm cần thiết và quan trọng đối với mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, phần đa các chị em đều sợ phải đi khám phụ khoa vì đủ mọi lý do. Nào là sợ đau, vì ngại với bác sĩ, rồi vì không có thời gian...Ở bài viết này các bác sĩ online sẽ dành để giải đáp cho chị em về vấn đề "Khám phụ khoa có đau không?"

Chị An Nhiên ở Hà Nội có hỏi: Em vừa sinh em bé được khoảng 5 tháng. Sau khi sinh con được khoảng 1 tháng thì em có kinh nguyệt trở lại. Một lần do không kiềm chế được mà vợ chồng em quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai nào, thế là em đành phải sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Uống xong được vài ngày thì em bị ra máu màu nâu. Em lo quá và định đi khám phụ khoa xem có phải đã bị bệnh gì rồi không? Nhưng ngặt nỗi là em rất sợ đau. Vì em sinh thường cho nên vẫn còn y nguyên cái cảm giác người ta khâu xồn xột. Cho nên muốn hỏi bác sĩ là "khám phụ khoa có đau không?"

Khám phụ khoa có đau không

An Nhiên thân mến! rất vui vì bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi. Dưới đây là thông tin về việc đi khám phụ khoa có đau không? do các bác sĩ Online đưa ra. Bạn nên chú ý theo dõi để hiểu hơn về việc đi khám phụ khoa nhé.

Khám phụ khoa có đau không?

Trước hết, chúng tôi khẳng định khám phụ khoa không đau và không quá phức tạp như nhiều chị em vẫn tưởng. Nếu có cảm giác đau là do chị em vì tâm lý lo sợ, khiến âm đạo co rút, khi bác sĩ cho mỏ vịt vào để quan sát cổ tử cung chị em sẽ thấy đau một chút. Do đó, để khám phụ khoa không có cảm giác đau đớn gì bạn nên giữ cho mình tâm lý thoải mái nhé. Thêm vào đó, việc khám phụ khoa có đau hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của bác sĩ thăm khám. Vì vậy, trước khi đi khám phụ khoa bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ khám phụ khoa uy tín.

Trường hợp của bạn An Nhiên, sau khi sinh có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn và cũng đã sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, sau mấy ngày có ra ít máu màu nâu thì cũng không quá lo lắng. Bởi vì, thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc nội tiết tố khi sử dụng có một số tác dụng phụ nhất định, có người sẽ gây rong kinh, rong huyết kéo dài, có người ra ít máu màu nâu nhạt, có người bị chậm kinh một vài tháng. Tuy nhiên, để yên tâm bạn có thể đi khám phụ khoa tranh thủ khám hậu sản luôn để xem sức khỏe có vấn đề gì không.

Một số câu hỏi liên quan đến việc khám phụ khoa.

Mỏ vịt khám phụ khoa có to lắm không?

Mỏ vịt là dụng cụ y tế chuyên dụng dành để thăm khám âm đạo, vùng chậu, tử cung của người phụ nữ. Chị em phụ nữ trước khi đi khám phụ khoa chắc cũng đã nghe qua đến hai từ "mỏ vịt". Tuy nhiên, nó to nhỏ, hay hình dáng như thế nào thì nhiều chị em phụ nữ vẫn chưa biết. Theo các bác sĩ thì mỏ vịt không to lắm, mỏ vịt sẽ được tiệt trùng, bôi chất bôi trơn trước khi đưa vào âm đạo để hỗ trợ quá trình thăm khám. Do đó, khám phụ khoa thường không gây đau đớn gì. Chị em có thể tham khảo một số hình ảnh của mỏ vịt và hình ảnh khám phụ khoa bằng mỏ vịt dưới đây nhé.

Hình ảnh mỏ vịt được dùng để khám phụ khoa

Hình ảnh mỏ vịt được dùng trong khám phụ khoa

Mỏ vịt nhựa có bán trong các hiệu thuốc

Mỏ vịt nhựa được bán tại các hiệu thuốc

Hình ảnh khám phụ khoa bằng mỏ vịt

Hình ảnh khám phụ khoa bằng mỏ vịt

Khám phụ khoa định kỳ có khác với khám phụ khoa tổng quát không?

Bình thường khi chị em phụ nữ đi khám phụ khoa theo định kỳ các thủ tục cũng giống như đi khám phụ khoa tổng quát. Tuy nhiên, thực tế khi đi khám phụ khoa định kỳ các bác sĩ chỉ khám bằng tay vùng ngực, khám bằng tay vùng âm đạo, hoặc khám mỏ vịt để quan sát âm đạo, tử cung có gì bất thường không. Ngoài ra các bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến kinh nguyệt, đến việc quan hệ tình dục của bạn. Nếu như bạn có những bất thường về kinh nguyệt hay trong "chuyện ấy" bị đau, bị ra máu thì các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm cần thiết.

Còn khám phụ khoa tổng quát bạn sẽ được thăm khám kỹ càng hơn. Cụ thể gồm có:

- Khám bằng tay vùng ngực.

- Khám âm đạo (có thể bằng tay hoặc mỏ vịt)

- Siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò.

- Làm các xét nghiệm nước tiểu, máu, xét nghiệm PAP để phát hiện ung thư....

Thời gian thích hợp để đi khám phụ khoa là khi nào?

Đây là yếu tố quan trọng của việc đi khám phụ khoa. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa sau khi hết kinh được khoảng 2-3 ngày. Tuyệt đối không được đi khám phụ khoa khi đang có kinh nguyệt. Và các bác sĩ khuyên bạn nên đi khám vào buổi sáng. Đồng thời chị em cũng nên lưu ý thêm trước khi có ý định đi khám phụ khoa khoảng 2-3 ngày không nên có quan hệ tình dục nhé.

Khi đi khám phụ khoa bác sĩ là nam hay nữ?

Điều này rất khó để trả lời chính xác cho chị em phụ nữ biết. Bởi vì, có rất nhiều bác sĩ nam làm bên sản khoa hay đảm nhận việc thăm khám phụ khoa định kỳ cho chị em phụ nữ. Khi các bạn đi khám phụ khoa trong viện thì hầu hết là vào khám mà không được lựa chọn bác sĩ sẽ khám cho mình. Nhưng hiện nay, các bạn có thể khám dịch vụ để được yêu cầu. Hoặc tiện hơn, các bạn có thể đi khám tư nhân để được đặt lịch bác sĩ nữ khám cho mình nhé.

Như vậy, khám phụ khoa có đau hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng đa phần là không gây đau đớn gì. Do đó, chị em phụ nữ hãy yên tâm để đi khám phụ khoa theo định kỳ nhé.

  • Cập nhật: 21-02-2023
  • Lượt xem: 8750

Để lại đóng góp (comment)

YZNM