Trễ kinh căng chướng bụng dưới là bị sao?
-
Cập nhật: 31-08-2024
-
Tham vấn: Bác sĩ CK I Nguyễn Thị Lan
-
Lượt xem: 29536
Trễ kinh căng chướng bụng dưới là bị sao? Trễ kinh căng chướng bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không? Nhiều chị em bị trễ kinh nguyệt kèm theo tình trạng căng chướng bụng dưới lo lắng cho sức khỏe của bản thân. Theo các chuyên gia, bên cạnh khả năng mang thai, dấu hiệu này còn cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Cụ thể vấn đề này như thế nào? Mời chị em theo dõi bài viết dưới đây.
Hỏi: “Chào bác sĩ, 1 tuần nay em bị trễ kinh, bụng dưới thì căng chướng, khó chịu. Đi khám thì bác sĩ bảo em có thai nhưng về nhà dùng que thử thì luôn cho kết quả 1 vạch. Không yên tâm, em có đến 1 địa chỉ khác để kiểm tra, bác sĩ lại kết luận em không mang thai. Hiện tại em rất lo lắng không biết nên tin ai, bác sĩ cho em hỏi trễ kinh căng chướng bụng dưới là bị sao? Có phải là dấu hiệu mang thai không? Mong bác sĩ trả lời câu hỏi sớm giúp em. Em cảm ơn!” (Trịnh Trang – 22 tuổi, Ninh Bình).
Bạn Trang thân mến, rất cảm ơn vì bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau khi đọc kỹ thắc mắc của bạn, chúng tôi đã có câu trả lời cụ thể gửi tới bạn cũng như các chị em đang gặp phải tình trạng này. Mời mọi người theo dõi thông tin phía dưới đây.
Bị trễ kinh căng chướng bụng dưới là bị sao?
Trễ kinh, căng chướng bụng dưới là tình trạng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải hiện nay. Nhiều người thường tỏ ra chủ quan, cho rằng đây là dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa thông thường nên không cần điều trị mà sau vài ngày triệu chứng này sẽ hết. Tuy nhiên, trên thực tế nếu tình trạng trễ kinh, căng chướng bụng dưới kéo dài thì rất có thể chị em đang mang thai hoặc mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Trường hợp của bạn Trang, do bạn không nói rõ tình trạng sức khỏe của bản thân nên chúng tôi không thể kết luận vấn đề bạn đang gặp phải là gì. Tuy nhiên, rất có thể bạn bị trễ kinh chướng bụng do một trong số các nguyên nhân sau đây:
1. Trễ kinh căng chướng bụng dưới do các yếu tố sinh lý
Trễ kinh căng chướng bụng dưới có thể là do mang thai
Trễ kinh căng chướng bụng dưới có thể là dấu hiệu thông báo bản thân nữ giới đang mang thai. Nếu trước đó 1 – 2 tuần, chị em có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp phòng tránh thì không loại trừ khả năng chị em đang mang thai.
Khi mang thai, sự thay đổi của hormone sinh dục làm các cơ của hệ tiêu hóa bị mềm ra. Điều này khiến hoạt động tiêu hóa diễn ra chậm, axit dạ dày dư thừa và trào ngược lên gây tình trạng căng chướng bụng dưới.
Ngoài ra, trong thời gian đầu mang thai, bà bầu thường thèm ăn nhiều nhiều món ăn khác nhau. Vì vậy, khả năng cao sẽ dung nạp vào trong cơ thể những thực phẩm khó tiêu gây tình trạng căng chướng bụng dưới.
Nếu chị em bị trễ kinh căng chướng bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, buồn nôn, đau tức ngực, ra đốm máu trên quần lót…thì khả năng mang thai là rất cao. Chị em nên xem lại lịch sinh hoạt vợ chồng và dùng que thử thai để kiểm tra chính xác.
Chậm kinh căng chướng bụng dưới có thể là do thể trạng
Tâm lý không ổn định, thường xuyên lo lắng, căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của nội tiết tố, làm trễ kinh nguyệt. Ngoài ra, việc mệt mỏi, suy nhược cơ thể khiến hệ tiêu hóa không làm việc đúng công suất, làm thức ăn không được tiêu hóa hết. Theo đó, thức ăn sẽ bị tích lại trong cơ thể, chiếm diện tích bụng nên gây ra cảm giác chướng bụng, căng tức bụng.
2. Trễ kinh căng chướng bụng do bệnh lý
Trễ kinh căng chướng bụng dưới là bị sao? Theo các chuyên gia, bên cạnh khả năng mang thai, trễ kinh căng chướng bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Cụ thể:
Trễ kinh căng chướng bụng dưới do u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở nữ giới hiện nay, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 18 – 45. Bệnh là tình trạng phía trên hoặc trong buồng trứng tồn tại một khối u chứa dịch bất thường.
U nang buồng trứng thường xảy ra khi nữ giới từng nạo phá thai không an toàn hoặc bị sảy thai, khi tuyến giáp bị suy giảm, hệ nội tiết tố bị rối loạn…Đa phần các khối u nang đều là lành tính, tuy nhiên không loại trừ khả năng chúng sẽ phát triển và biến chứng thành u ác tính, gây ung thư, đe dọa đến khả năng sinh sản và tính mạng người bệnh.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh u nang buồng trứng:
Trễ kinh, căng chướng bụng dưới (do khối u phát triển, chèn ép các cơ quan lân cận, đặc biệt là đường tiêu hoa, đường tiết niệu, bàng quang…)
Đau thắt vùng xương chậu, bụng dưới
Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều lần
Theo thời gian, khối u nang buồng trứng sẽ phát triển với kích thước lớn, chèn ép lên các cơ quan xung quanh, gây chướng bụng dưới mà nhiều người nhầm lẫn là có thai. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để kiểm tra chính xác nguyên nhân.
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt như thế nào cho hiệu quả?
Rong kinh là gì? chẩn đoán như thế nào?
Kinh nguyệt ra ít và có màu đen có sao không?
Trễ kinh căng chướng bụng dưới do u xơ tử cung
Trễ kinh căng chướng bụng là bị sao? U xơ tử cung hay nhân xơ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới độ tuổi sinh sản từ 18 – 35. Bệnh là hiện tượng xuất hiện các khối u lành tính ở cơ trơn của tử cung.
Một số triệu chứng nhận biết sớm bệnh u xơ tử cung:
Chảy máu âm đạo bất thường
Trễ kinh căng chướng bụng dưới
Đau âm ỉ bụng dưới, vùng chậu
Đi tiểu thường xuyên, tiểu khó, tiểu rắt
Đau rát khi quan hệ tình dục
U xơ tử cung nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của nữ giới. Khối u lớn gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh, gây ra các bệnh về thận, bàng quang, các biến chứng nhiễm khuẩn, vô sinh hiếm muộn.
Ngoài ra, nếu bị u xơ tử cung khi mang thai, nguy cơ sảy thai hoặc trẻ sinh ra mắc các bệnh về da, đường hô hấp, mắt là rất lớn. Vì vậy, chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế khi thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường.
Trễ kinh căng chướng bụng dưới do lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường ở ống dẫn trứng. Theo thống kê, cứ khoảng 10 nữ giới thì sẽ có 1 người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 – 40.
Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lạc nội mạc tử cung lại gây ra hàng loạt các vấn đề cho sức khỏe của người mắc phải. Nữ giới có nguy cơ mắc thêm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác như: viêm cổ tử cung, viêm âm đạo…gây vô sinh hiếm muộn. Thậm chí, một số trường hợp các tế bào nội mạch đi vào trong buồng trứng và biến chứng thành các tế bào ung thư.
Một số dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung:
Trễ kinh căng chướng bụng dưới
Đau khi quan hệ tình dục
Đau lưng, nặng lưng, đau hậu môn, vùng chậu
Đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu ra máu
Cơ thể mệt mỏi, đuối sức, thiếu năng lượng
Trễ kinh căng chướng bụng dưới nên làm sao?
Trễ kinh căng bụng dưới là bị sao? Để biết chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân, kịp thời có phương án chăm sóc cho sức khỏe, chị em nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để kiểm tra. Lưu ý chỉ nên khám bệnh tại các phòng khám, bệnh viện uy tín, được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động.
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng trên, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt nhất:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.
Không tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin có lợi cho hệ tiêu hóa.
Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ gây kích ứng cho bộ phận sinh dục.
Tập thể dục điều độ hằng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu nguyên nhân gây trễ kinh căng chướng bụng dưới là do các yếu tố bệnh lý thì chị em nên kiêng quan hệ tình dục để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả, nhanh chóng.
Thông báo kịp thời cho bác sĩ các dấu hiệu bất thường của cơ và tái khám theo đúng lịch hẹn.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về thắc mắc “Trễ kinh căng chướng bụng dưới là bị sao?” Hy vọng qua bài viết, bạn Trịnh Trang và nhiều chị em phụ nữ đang gặp phải vấn đề này đã có thể hiểu rõ hơn về sức khỏe của bản thân. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua hotline 0386.977.199 hoặc qua khung chat bên dưới màn hình. Các chuyên gia sức khỏe của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn hoàn toàn miễn phí trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn và chúc bạn sức khỏe!