Điểm mặt nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
-
Cập nhật: 31-08-2024
-
Tham vấn: Bác sĩ CKI. Trần Thị Thành
-
Lượt xem: 8443
Chậm kinh không có thai là hiện tượng gì, có gây ra nguy hiểm gì không? Nếu chậm kinh 6 ngày liên tục liệu có phải là tín hiệu xấu của cơ thể? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ điểm mặt những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai thường thấy, chị em phụ nữ có thể theo dõi để biết thêm những kiến thức hữu ích cho sức khỏe của bản thân mình.
Hiện tượng chậm kinh mà không có thai là gì?
Kinh nguyệt (hay còn gọi là hành kinh ) là hiện tượng đặc trưng của nữ giới, khi kinh nguyệt xuất hiện thì sẽ kích thích trứng rụng. Khi có trứng rụng và đúng lúc đó có tinh trùng xâm nhập vào cơ thể thì quá trình thụ thai sẽ diễn ra. Quá trình thụ thai thành công thì chắc chắn chị em sẽ không thấy hiện tượng kinh nguyệt ở bản thân xuất hiện trong suốt quá trình mang thai.
Tuy nhiên, hiện tượng lạ mà khiến cho chị em cảm thấy băn khoăn, rối bời, đó là chậm kinh mà không có thai. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ sẽ diễn ra từ 21 ngày đến 37 ngày, nếu quá thời gian trên bị tính là chậm kinh.
Nếu chị em thấy bản thân mình chỉ bị chậm kinh 3 ngày trở xuống mà ngay sau đó xuất hiện kinh nguyệt thì đó là tình trạng bình thường, không cần quá lo lắng. Còn nếu nữ giới bị chậm kinh 6 ngày hoặc hơn, đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp bất ổn. Lúc này cần đi khám phụ khoa để đảm bảo tình trạng sức khỏe của bạn được ổn định.
Nguyên nhân gây chậm kinh mà không có thai
Bất cứ hiện tượng nào bất thường xảy ra ở cơ thể đều có căn nguyên của nó, cho nên, chị em cần biết một số nguyên nhân gây chậm kinh mà không có thai để kịp thời nhận ra. Một số nguyên nhân thường thấy như là:
Tăng/ giảm cân bất thường
Nếu như thời gian gần đây chị em thấy cơ thể của mình không có mức cân nặng ổn định, thường xuyên lên xuống bất thường, khả năng cao sẽ gây rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể. Chị em cần chú ý xem thời gian gần đây có ăn uống đầy đủ bữa không, có hay bị căng thẳng, có sử dụng chất kích thích gì ảnh hưởng đến cân nặng của mình hay không?
Lạm dụng thuốc tránh thai
Tuy rằng đã có nhiều cảnh báo về sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai, nhưng nhiều chị em phụ nữ vẫn lạm dụng quá mức thuốc tránh thai để phòng ngừa thụ thai thành công, điều đó vô tình sẽ ảnh hưởng tới việc xuất hiện kinh nguyệt.
Thường xuyên vận động / lao động quá sức
Nếu như chị em có tính chất công việc hay nhu cầu cuộc sống hàng ngày cần phải vận động / lao động quá sức như bê vác nặng, thường xuyên đứng và di chuyển trong thời gian dài,… dễ gây chậm kinh mà không có thai.
Tuổi tác nữ giới
Độ tuổi ảnh hưởng rất nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Thông thường, nữ giới mới đến độ tuổi dậy thì (từ 11 tuổi đến 16 tuổi)hoặc phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh (từ 45 tuổi đến 55 tuổi) rất dễ bị chậm kinh. Thường chị em sẽ bị chậm kinh 4 ngày hoặc chậm kinh 5 ngày trong giai đoạn chưa hoàn thiện cơ quan sinh sản; còn đối với phụ nữ đến tuổi mãn kinh xảy ra suy giảm hormone nghiêm trọng nên bị trễ kinh. Nếu như không có dấu hiệu nguy hiểm như đau bụng, buồn nôn,… đi kèm, đó là hiện tượng bình thường ở cơ thể nữ giới.
Tâm trạng thường không ổn định
Đôi khi chị em có chuyện không vui trong cuộc sống, nữ giới dễ nổi xung hoặc khó chịu, thần kinh bị ức chế dễ gây ra hiện tượng trễ kinh. Bởi vì, nếu trong cơ thể người phụ nữ chịu đựng quá nhiều ức chế sẽ tiết ra lượng lớn hormone tiêu cực, tác động trực tiếp đến việc sản sinh estrogen – gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố của chị em. Điều này xảy đến hiện tượng chậm kinh không có thai, lệch với chu kỳ bình thường của nữ giới.
Mắc bệnh phụ khoa
Nếu như cơ quan sinh sản của chị em đang gặp vấn đề nghiêm trọng, việc kinh nguyệt không xuất hiện như bình thường có khả năng xảy ra rất cao. Một số bệnh xảy ra gây ra hiện tượng trễ kinh như viêm nhiễm phụ khoa, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, tắc vòi trứng,…
Một số nguyên nhân chậm kinh khác
Nguyên nhân chậm kinh đôi khi còn đến từ tác dụng phụ của thuốc uống, môi trường sống, thói quen sống thiếu lành mạnh,… ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Chị em cần chú ý hạn chế thực hiện những điều trên vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của mình.
Khi thấy bản thân có dấu hiệu chậm kinh, hẳn nhiều chị em đang mong ngóng có tin vui sẽ có suy nghĩ rằng không biết “trễ kinh bao lâu thì có thai”? Qúa trình mang thai thành công hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe sinh sản hiện tại của nữ giới. Nếu nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, đời sống quan hệ tình dục lành mạnh và chế độ ăn uống phù hợp thì có thể việc trễ kinh là dấu hiệu xảy ra mang thai hợp lý. Việc chậm kinh bao lâu thì có thai thường là trễ kinh từ 7 ngày trở lên đối với chị em có sức khỏe sinh sản tốt. Thời gian trên có thể xê dịch hơn một chút tùy vào thời điểm trứng rụng ở cơ thể người nữ.
Bên cạnh đó, để mọi người có thể biết cách xử lý tình huống chậm kinh không có thai, chị em cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh ở bản thân mình. Có như thế, nữ giới sẽ hiểu rõ cơ thể của chính mình và điều hòa cơ thể được tốt hơn.
Cần làm gì để không xảy ra tình trạng chậm kinh?
Nếu như chậm kinh do mang thai, chắc hẳn đó là điều mà nhiều người phụ nữ cảm thấy hạnh phúc. Nhưng nếu chậm kinh mà không có thai thì sao? Hẳn sẽ có nhiều người sẽ đoán tình trạng chậm kinh có thể sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể của bản thân mình, đặc biệt là vấn đề sinh sản.
Một số nguy hiểm nữ giới có thể phải đối mặt nếu tình trạng chậm kinh diễn ra nhiều lần như: khó xác định ngày rụng trứng khiến không thể thụ thai hoặc khả năng thụ thai thấp; ức chế sự rụng trứng khiến cho buồng trứng bị vôi hóa dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nữ.
Để tránh gặp phải tình trạng chậm kinh mà không có thai, chị em phụ nữ cần thực hiện một số điều sau:
Có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, nên sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của phụ nữ như đậu nành, ngải cứu, trứng, sữa, thịt gà, lúa mạch, rau xanh. Không sử dụng các thức uống có cồn như rượu bia hay hút thuốc lá vì sẽ gây rối loạn kinh nguyệt.
Nên ngủ nghỉ đúng giờ, không làm việc quá lao lực, không nên thức khuya quá ảnh hưởng đến múi giờ sinh hoạt của cơ thể.
Thường xuyên tập thể dục, thể thao hợp lý; một số bộ môn thể dục phù hợp với chị em như yoga, thể dục nhịp điệu, aerobic, chạy bộ,… Mỗi ngày chỉ cần dành từ 20 phút đến 30 phút để hình thành thói quen phù hợp.
Không nên dễ cáu giận, căng thẳng, nên học cách ổn định cảm xúc, giữ tinh thần luôn cân bằng, không nên ôm đồm nhiều thứ quá có hại cho sức khỏe bản thân.
Không nên lạm dụng thuốc tránh thai, chỉ sử dụng tối đa 2 lần 1 tháng, có thể áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn hơn như sử dụng bao cao su, tính ngày khó thụ thai để quan hệ,….
Nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để có bác sĩ theo dõi sức khỏe phù hợp. Trong trường hợp thấy không thấy kinh trong vòng 1 tháng nên đi khám tại bệnh viện hay phòng khám phụ khoa để được điều trị kịp thời.
Hy vọng với bài viết trên, chị em phụ nữ có thể điểm mặt những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai thường thấy để biết cách nhận biết và phòng tránh. Cho dù là bạn thấy bản thân mình chỉ chậm kinh 3 ngày hay chậm kinh 6 ngày, 7 ngày cũng cần phải chú ý để có cách giải quyết kịp thời. Nếu cảm thấy cơ thể của mình không ổn, hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để bảo vệ sức khỏe của bản thân thật tốt.